Căn hộ cao cấp bị trả vì trào bể phốt

thanhthao |

Nhưng căn hộ này là niềm mơ ước của rất nhiều người, tuy nhiên, nó lại mang đến nhiều phiến tóa cho chủ nhân.

Khách hàng đòi trả lại nhà chung cư The Manor

Bà Trần Thị Mận nhận căn hộ AE307, TP HCM ngày 20/8 cho biết, đã mua căn hộ trị giá gần 136.000 USD. Theo hợp đồng, Công ty Bitexco, chủ đầu tư The Manor sẽ giao nhà vào tháng 12/2005 hoặc chậm nhất là tháng 3 năm nay.

Khoảng 20h ngày 20/9, khi tiếp tục mang giường đến lắp ráp, bà Mận bắt gặp nhân viên bảo vệ, các bộ phận kỹ thuật chung cư, Ban quản lý, giám sát nhà thầu SEAREFICO đang lập biên bản ghi nhận tràn nước bồn cầu, làm bung sàn gỗ...

can-ho-cao-cap-bi-tra-vi-trao-be-phot

Tòa nhà The Manor được xem là chung cư cao cấp nhất tại TP HCM

"Tôi không được bất kỳ ai ở The Manor báo trước cho biết sự việc nên thấy căn hộ của mình tràn ngập phân, nước thải, hôi thối không chịu được, hết sức bàng hoàng", bà Mận kể lại.

Bà yêu cầu The Manor bồi thường 5% cho việc giao nhà chậm, 10% giá trị đầu tư tài chính để mua căn hộ trong 1 năm, toàn bộ giá trị tài sản trong căn hộ đã bị hư hỏng do sự cố tràn chất bẩn.

Phía Bitexco từ chối yêu cầu này, đề nghị chỉ đổi căn hộ khác cho bà Mận. Trong công văn gửi cho báo giới hôm qua, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc kinh doanh Lê Phương Mỹ Linh xác nhận nguyên nhân sự cố xảy ra tại căn hộ AE307 tòa nhà The Manor là tắc nghẽn đường ống do những loại giấy báo, vải và các vật liệu khó tiêu, dẫn đến nước thải theo ống tràn vào căn hộ 307.

Giám đốc tiếp thị và bán hàng Bitexco Nguyễn Thanh Tùng nói không thể nhận lại căn hộ và hoàn trả tiền cho bà Mận theo yêu cầu của bà. Dù chưa sang tên căn hộ, nhưng công ty đã xuất hóa đơn đỏ, bà Mận đã thanh toán 95% giá trị tiền mua căn hộ.
Căn hộ cao cấp Ciputra trào bể phốt
Theo chị Đỗ Thị Minh Hằng, ngày 9/9 vừa qua, căn hộ của chị ở khu đô thị Nam Thăng Long Ciputra xảy ra hiện tượng nước thải từ các đường ống thoát nhà vệ sinh đã trào ngược vào nhà khiến tràn bộ sa lông, sàn gỗ bị ngâm trong nước.
Chị bức xúc cho rằng hằng quý vẫn phải đóng 6,3 triệu đồng phí bảo trì nhưng thiết kế hệ thống cống không được đảm bảo, nhiều lần xảy ra hiện tượng tắc.

can-ho-cao-cap-bi-tra-vi-trao-be-phot

Nước từ nhà vệ sinh tràn ra sàn gỗ. Ảnh:NVCC

Mỗi lần bị nước từ nhà vệ sinh, chị Hằng đều báo cáo ban quản lý tòa nhà. Sau khi sửa chữa, bộ phận kỹ thuật khẳng định đã khắc phục, tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, hiện tượng này lại tái diễn.

Chị Hằng phỏng đoán liên tục xảy ra sự cố trào rác là do hệ thống thoát nước thải của toà nhà khi xây dựng lắp đặt sai kỹ thuật dẫn đến ống thoát kém.

Theo biên bản làm việc ngày 9/9, phòng quản lý công sản Khu đô thị Ciputra đã xác nhận có hiện tượng nước thải từ nhà vệ sinh ở phòng ngủ chính và phòng khách đùn lên từ lỗ thoát sàn, siphông bồn tắm đứng. Nước ra phòng ngủ chính, phòng khách, bếp và hành lang nhà chị Hằng làm thấm sàn gỗ, phòng ngủ chính và thảm trải.

can-ho-cao-cap-bi-tra-vi-trao-be-phot

Nước lênh láng trong nhà. Ảnh: NVCC

Gần đây nhất, phía bộ phận kỹ thuật Ciputra đã cắt các đường ống để đấu lại đường thoát nước nhằm khắc phục tình trạng ống tắc. Từ đó đến nay, nước đã thoát không bị tắc lại. Nhưng chị Hằng lo lắng việc trào nước thải từ nhà vệ sinh kéo dài suốt hai năm, nên chưa có gì chắc chắn hệ thống an toàn.

can-ho-cao-cap-bi-tra-vi-trao-be-phot

Nước trào ướt đẫm cả thảm. Ảnh:NVCC

Ông Michael Schmitt - Trưởng phòng Quản lý công sản, Ban quản lý Ciputra cho biết do cư dân trong tòa nhà thường xả thẳng dầu mỡ, vật liệu sửa chữa nhà còn thừa vào đường ống nước thải, dẫn đến tình trạng ống bị tắc. Khi rác thải dưới cống được gom thì đường ống lại hoạt động bình thường. Vị này cũng khẳng định: “Đường ống thoát nước của các tòa nhà trong khu đô thị chúng tôi đều tuân thủ theo quy định của Bộ Xây dựng. Ngoài ra, chúng tôi cũng định kỳ kiểm tra và thay thế đường ống nếu cần thiết để hạn chế tối đa các sự cố cho cư dân”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại