Các doanh nghiệp tiếp tục khó khăn cả về đầu vào lẫn đầu ra, sản xuất đình đốn khi tổng cầu thế giới giảm mạnh và sức mua trong nước kiệt quệ.
Chính phủ cũng đã nhìn thấy thực trạng này nên mới đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ sản xuất kinh doanh, bên cạnh mục tiêu lâu dài là kiềm chế lạm phát.
Từ đầu năm ngoái, chúng ta đã nêu cao mục tiêu kiềm chế lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô nhưng đến tháng 8, CPI vẫn tăng hơn 23% so
với cùng kỳ 2010.
Chỉ số này sau đó bắt đầu đi xuống và đến tháng 7 này tăng 5,35% so với cùng kỳ. Lạm phát năm nay chắc chắn dưới hai chữ số, đâu đó khoảng 7-8%.
Đà giảm sẽ kéo dài không lâu nữa, có thể sang tháng 9
sẽ tăng trở lại do độ trễ tác động điều chỉnh giá xăng, giá điện, lúc
đó lại vào mùa tựu trường nên chi phí giáo dục sẽ tăng lên.
Ngoài ra, khi đầu tư công tăng, tổng cầu sẽ tăng lên, nhu cầu nhập khẩu nhiều hơn sẽ khiến tỷ giá biến động theo hướng làm giảm giá trị đồng Việt Nam.
Đã đến lúc cần có gói kích cầu cho người tiêu dùng
trong nước, trong đó tập trung ưu tiên cho đối tượng thu nhập thấp,
người nghèo. Chính phủ đã có giải pháp hỗ trợ thuế VAT, thuế thu nhập cá
nhân.
Nhưng theo ông như vậy chưa đủ, chính sách này chỉ có ý nghĩa với những người có thu nhập chịu thuế hoặc vẫn còn tiền để mua hàng hóa.
Vấn đề đau đầu của doanh nghiệp lúc này là hàng tồn kho nhiều, nếu kích cầu tiêu dùng, sẽ giúp doanh nghiệp giải phóng hàng tồn kho, có tài chính để trang trải cho hoạt động của mình.