Trưa 2/11, có mặt tại Chợ nông sản Đà Lạt (Tự Phước, phường 11, TP.Đà Lạt), chúng tôi chứng kiến hàng tấn khoai tây có xuất xứ từ Trung Quốc được chị em tiểu thương “hóa kiếp” thành khoai tây Đà Lạt.
Khoai Trung Quốc khi nhập về được đóng trong thùng giấy hoặc bịch xốp, có những lô hàng củ khoai được bọc giấy xốp trắng tựa như bọc quả táo. Khi về tới chợ nông sản Đà Lạt, khoai này được đổ ra chất thành đống và lần lượt được “khoác áo mới” màu hồng đỏ thành khoai Đà Lạt.
“Nguyên liệu” để biến khoai tây Trung Quốc thành khoai tây Đà Lạt là đất đỏ. Dọc theo đường đi giữa hai dãy sạp chợ là đất đỏ được phơi nắng. Khi đất khô, các tiểu thương sẽ tán mịn đất này rồi bỏ vào thau để làm nguyên liệu "nhuộm" màu cho khoai.
Khoai tây Trung Quốc sau khi rửa sạch đất đen (hoặc nâu) sẽ được thả vào thau đất bột đỏ. Đất đỏ này sẽ bám quanh củ khoai, khiến khoai trông mịn màng, đẹp mắt. Khi đất bám quanh củ khoai tây khô đều, các tiểu thương mới đóng vào bịch ni lông (10 kg/bịch) để đưa về TP.HCM và các tỉnh tiêu thụ.
Qua tìm hiểu, khoai tâyTrung Quốcnhập về tới Đà Lạt có giá chỉ 14.000 - 15.000 đồng/kg, nhưng sau khi “hóa kiếp” mang danh khoai tây Đà Lạt sẽ bán được 32.000 - 35.000 đồng/kg... Hiện nay khoai tây Đà Lạt chưa đến vụ thu hoạch, còn ở huyện Đức Trọng (cáchĐà Lạt30 km) cũng chỉ mới vào vụ thu hoạchkhoai tâyhai tuần qua nhưng sản lượng không nhiều.
Chợ nông sản Đà Lạt- nơi diễn ra chiêu "rửa nguồn gốc" khoai tây Trung Quốc
Khoai nhập về được dỡ ra thành từng đống
Đất đỏ mịn là nguyên liệu chính để "nhuộm" khoai Trung Quốc
Khoai được bỏ vào các thau nhôm đựng đất đỏ và đóng túi
... chuyển đi tiêu thụ với giá 30.000-35.000 đồng/kg
Bao bì khoai tây Trung Quốc bị đốt tại chợ