Cận cảnh ‘hàng hiệu' của 'dân chơi' thời bao cấp

daquynh |

Thời trang, đồ chơi công nghệ và siêu xe của giới sành điệu ở Việt Nam cách đây nhiều thập niên đang "hâm nóng" giới trẻ @.

Dưới đây là một số tổng hợp dựa trên chia sẻ của các thành viên mạng đã từng trải qua thời kỳ bao cấp:

"Thời trang" bao cấp

Các “dân chơi” thời bao cấp ăn mặc như thế nào? Hãy bắt đầu từ đôi dép của họ.

Trong thời chiến, khi mà người ta đi chân đất, guốc mộc và dép cao su xỏ bốn quai là chủ yếu thì những chiếc dép đúc được coi là một loại dép quý phái.

Tuy vậy, dép đúc chỉ là “mốt” của của các “dân chơi phố huyện”.

Sau chiến tranh thì dép tông Lào lại được ưa chuộng. Dép có đế càng dày càng sang.

"Đồ chơi công nghệ" thời bao cấp

Trước năm 1975, đồng hồ poljot của Liên Xô là khát vọng của biết bao chàng trai.Sau năm 1975, đồng hồ Poljot bắt đầu thất thế trước sự xuất hiện của đồng hồ Seiko đến từ Nhật Bản.

Chàng trai nào xách chiếc đài bán dẫn to đùng mở nhạc xập xình giữa chúng bạn ngay lập tức sẽ trở thành “hot boy” trong mắt các cô gái.

 Những chiếc bút mực Kim Tinh từng là một vật trang sức đắt giá, chỉ có dân giàu có mới sở hữu nổi.

"Siêu xe" thời bao cấp

Ở cái thời mà xe đạp còn là cả một gia tài, mỗi chiếc xe phải có biển số, được kiểm soát bằng giấy chứng nhận sở hữu của cơ quan chức năng thì xe Favorite của Tiệp Khắc (cũ) được coi là một “xế khủng” của những người có tiền.

Nhưng danh hiệu “siêu xe” đầu tiên chỉ thực sự xứng đáng với chiếc xe đạp máy (mobylette) Peugeot của Pháp.

Đến thập niên 1970, xe Babeta của Tiệp Khắc lên ngôi.

Thập kỷ 1980 là thời đại của Honda, với sự xuất hiện của dòng xe huyền thoại Honda Cub 50 và sau đó là Cub 70.

Theo Đất Việt

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại