Bỏ 9,1 tỷ USD mua 100 máy bay: Chiêu PR của VietJetAir?

Vũ Vũ |

(Soha.vn) - Một số ý kiến cho rằng: Việc mua 100 máy bay của VietJetAir chỉ là “chiêu” PR của hãng hàng không này nhằm mục đích thu hút nguồn đầu tư nước ngoài dựa vào IPO.

Câu chuyện VietJetAir ký thoả thuận nguyên tắc với hãng sản xuất máy bay Airbus, bỏ ra 9,1 tỷ USD để đặt hàng tổng cộng 100 máy bay các loại dành cho VietJetAir, trong đó có 62 chiếc đặt mua, 30 chiếc là quyền mua thêm và 8 chiếc thuê với thời gian nhận hàng đến 2022 khiến giới đầu tư xôn xao suốt một thời gian dài. Câu chuyện mua máy bay của VietJetAir thực sự đang tồn tại rất nhiều khúc mắc, đặc biệt là trong những chia sẻ cách vay vốn của CEO VietJet.

Thậm chí, chuyên gia về hàng không còn cho rằng: Đây có thể là một chiêu thức PR của VietJetAir, để có thể thực hiện IPO trên thị trường quốc tế thuận lợi. Bởi nếu không có thỏa thuận mua 100 máy bay này thì nhiều người vẫn chưa biết tên tuổi hãng hàng không VietJetAir là ai, đặc biệt là trên thị trường quốc tế. Và bởi nếu VietJetAir IPO thành công, hãng này sẽ thu được vốn huy động để mua 100 máy bay ấy, hiện thực hóa thỏa thuận nguyên tắc trên kia.

Giám đốc điều hành của VietJetAir, ông Lưu Đức Khánh tự tin: Hãng đã có lợi nhuận trước thuế lần đầu tiên ở mức 120 tỷ đồng trong 7 tháng đầu năm nay. Đây là kết quả ngoài mong đợi vì hiện hãng vẫn chưa đầy 2 năm tuổi so với kế hoạch dự kiến là sẽ chịu lỗ trong 3 năm đầu hoạt động. VietJetAir dự kiến tiến hành IPO trong vòng 18-36 tháng tới.


Việc ký thỏa thuận nguyên tắc với hãng sản xuất máy bay Airbus, bỏ ra 9,1 tỷ USD mua 100 máy bay thực chất chỉ là chiêu PR của VietJetAir?

Việc ký thỏa thuận nguyên tắc với hãng sản xuất máy bay Airbus, bỏ ra 9,1 tỷ USD mua 100 máy bay thực chất chỉ là chiêu PR của VietJetAir?

Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, 1 chuyên gia nhận định: Với 1 hãng hàng không non trẻ, mới có mặt trên thị trường hơn 2 năm thì còn rất nhiều thứ mà VietJetAir cần khẳng định. Việc 7 tháng đầu năm VietJet có mức lợi nhuận là 120 tỷ VNĐ sau thuế, là 1 tín hiệu đáng mừng cho hàng không giá rẻ của Việt Nam.

Nhưng “chuyện ký thỏa thuận nguyên tắc với Airbus trị giá 9,1 tỷ USD, tôi cho rằng đó là một kế hoạch táo bạo và tôi hoài nghi cho hãng hàng không có vốn điều lệ 800 tỷ VNĐ khi đòi mua số lượng máy bay lớn trên. Có rất nhiều lý do để nghi ngờ về kế hoạch huy động tài chính của VietJet” – ông nhấn mạnh.

Vị chuyên gia này cũng cho biết: Ý định muốn IPO trên sàn chứng khoán Singapore của VietJetAir trong thời gian tới có vẻ không khả thi. Vì muốn thu về hiệu quả mong đợi khi IPO, thông thường doanh nghiệp phải có vốn hóa trên 1 tỷ USD vì chi phí niêm yết lên sàn tốn cả triệu USD, chưa tính phí duy trì - Đây sẽ là gánh nặng khá lớn cho VietJetAir. Ngoài ra, còn tùy vào triển vọng mà nhà đầu tư nhìn thấy ở doanh nghiệp, nó tác động trực tiếp lên giá trị cổ phiếu của VietJet và có thể khiến giá trị cổ phiếu thấp hơn giá trị niêm yết khi lên sàn.

Cũng nhìn nhận về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: Ở trong nước, nếu VietJetAir chứng tỏ cho giới đầu tư thấy họ có thể phát hành trái phiếu và có những nguồn tài trợ khác, nhà đầu tư có thể sẵn sàng bỏ tiền ra mua cổ phiếu của VietJet.

Nhưng ở nước ngoài, hệ thống luật pháp chặt chẽ hơn, để thuyết phục người khác mua cổ phiếu của VietJetAir - một công ty non trẻ, chỉ mới có mặt 2 năm trong nghề, có số vốn điều lệ 800 tỷ đồng là rất khó. Do vậy, khả năng IPO của hãng hàng không này, theo chuyên gia Hiếu là rất thấp.


Ý định muốn IPO trên sàn chứng khoán Singapore của VietJetAir trong thời gian tới có vẻ không khả thi - theo nhận định của chuyên gia.

Ý định muốn IPO trên sàn chứng khoán Singapore của VietJetAir trong thời gian tới có vẻ không khả thi - theo nhận định của chuyên gia.

Ngoài ra, theo phân tích của chuyên gia này, nếu huy động qua các định chế tài chính thì VietJetAir không nằm trong tầm ngắm của các định chế tài chính ngành ngân hàng.

Bởi lẽ, huy động vốn từ các định chế tài chính như hợp vốn quốc tế là cực kỳ khó, buộc đơn vị vay phải đảm bảo các vấn đề về tài chính xác định giá trị tài sản, đơn vị đứng ra bảo lãnh và thu xếp khoản vay.

Vingroup là một ví dụ khi Tập đoàn này là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam vay hợp vốn quốc tế 250 triệu USD,được nhà nước phê chuẩn và qua Credit Suisse AG và Maybank Investment Bank Berhad đứng ra tổ chức thu xếp khoản vay và dựng số chính. Deustche Bank AG đứng ra thu xếp khoản vay chính cho các định chế tài chính hợp vốn quốc tế.

Vingoup với giá trị vốn hóa gần 3 tỷ USD và mức vay của họ đã thuộc nhóm 1 được phép vay số lượng lớn. Việc VietJet muốn làm như Vingroup là gần như không thể với những gì VietJet đang có” – ông nói.

Thêm vào đó, cũng theo ông, việc lập liên doanh hiện tại mà VietJet đang theo đuổi đang gặp khá nhiều khó khăn khi hầu như các thị trường mà Vietjet nhắm tới đều đã được các hãng hàng không như Air Asia, Tiger Airways, Lion Air đã tiến hành thành lập Liên doanh trước đó. Số lượng máy bay và thị phần mà họ đã dành được cũng khá lớn, do đó, việc kêu gọi góp vốn là khá "vất vả" choVietJetAir.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại