Thế nhưng, một số nghiên cứu thực chứng cho thấy những kết quả chỉ một phần ủng hộ các nhận định trên, như nêu dưới đây:
- Mặc dù các ngân hàng lớn thường có tỷ lệ không trả (được) vốn vay bất động sản thấp hơn nhưng xác suất phải đối mặt với nhiều vấn đề khi nền kinh tế đi xuống sẽ cao hơn.
- Những ngân hàng với chênh lệch lãi suất huy động và cho vay cao thường là những ngân hàng có những khoản cho vay bất động sản nhiều rủi ro hơn đồng thời có tỷ lệ không trả (được) vốn vay bất động sản cao hơn.
- Những ngân hàng kém hiệu quả hơn (thể hiện qua tỷ trọng phí trên doanh thu lớn) sẽ dễ có tỷ lệ không trả (được) vốn vay bất động sản tăng vọt khi nền kinh tế xấu đi, mặc dù họ không nhất thiết có tỷ lệ không trả (được) vốn vay bất động sản cao hơn
- Những ngân hàng có tỷ trọng dư nợ cho vay bất động sản trong tổng dư nợ cao (có thể là do họ thường có một tỷ lệ thấp hơn về nợ xấu bất động sản) không phải là những ngân hàng dễ bị tổn thương hơn.
- Những ngân hàng mở rộng tăng trưởng tín dụng nhanh hơn thường có tỷ lệ không trả (được) vốn vay bất động sản cao hơn.
Ngoài ra, các kết luận khác cũng có thể mang lại những hàm ý chính sách cho NHNN trong công tác theo dõi, giám sát, và thanh tra các hoạt động ngân hàng thương mại nhằm giảm rủi ro đổ vỡ hệ thống xuất phát từ các ngân hàng dễ bị tổn thương nhất từ các cú sốc vĩ mô.
Theo NDHMoney.vn