Bán cơm tấm, bánh mì phải có thẻ kinh doanh

thanhthao |

Quy định áp dụng cho tất cả điểm bán thức ăn, thức uống đường phố.

Ngày 24/8, tỉnh Bình Dương có chỉ thị để siết chặt quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các loại thức ăn đường phố. Theo đó, hàng loạt dịch vụ cung cấp thực phẩm chế biến sẵn để ăn ngay, uống ngay được bày bán trên đường phố, nơi công cộng phải có thẻ kinh doanh, chịu sự quản lý của Ủy ban nhân phường, xã, thị trấn.

Theo ông Nguyễn Văn Đạt, Chi cục trưởng Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm, tỉnh Bình Dương có gần 8.200 điểm kinh doanh thức ăn đường phố và Chi cục đang xây dựng quy chế cấp thẻ đăng ký kinh doanh cho họ.

ban-com-tam-banh-mi-phai-co-the-kinh-doanh

Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh đang xây dựng quy chế cấp thẻ đăng ký kinh doanh thức ăn đường phố và sẽ triển khai đến Ủy ban nhân phường, xã, thị trấn. Sau đó, Ủy ban nhân phường, xã, thị trấn tiến hành thẩm định các điểm kinh doanh thức ăn đường phố để cấp thẻ.

Tiêu chí thẩm định gồm: Phương tiện kinh doanh, dụng cụ và bao gói thức ăn đảm bảo vệ sinh; nguyên liệu chế biến thức ăn có nguồn gốc, không mốc, không ô nhiễm; không sử dụng phụ gia cấm, chất bảo quản độc hại; người kinh doanh phải khám sức khỏe, tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm; không dùng tay trực tiếp bốc, cầm thức ăn; không bán thức ăn có dấu hiệu hư hỏng, ôi thiu.

Thẻ đăng ký kinh doanh có giá trị trong một năm và do Ủy ban nhân xã, phường, thị trấn cấp. Sau đó đoàn liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm địa phương sẽ kiểm tra định kỳ các điểm kinh doanh thức ăn đường phố hoặc đột xuất.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại