5 vụ siêu lạm phát tồi tệ nhất trong lịch sử

hoanghuyen |

Nhiều nước trên thế giới đã từng trải qua những vụ lạm phát phi mã tồi tệ và những đồng tiền với mệnh giá có tới 20 số 0.

Dưới đây là điểm qua những lần siêu lạm phát tồi tệ nhất trong lịch sử.

1. Đức (1921 - 1923)

Nước Đức rơi vào lạm phát trầm trọng nhất vào hồi tháng 10/1923 khi tỷ lệ lạm phát lê tới 29.500%. Tại thời điểm 12/1923, người ta phải bỏ ra 4.200 tỷ mác (papiermark) để đổi lấy 1 USD.

Trong những năm 1920, người Đức đã phải dùng đến củi và than để thay để cho đồng mác đã bị mất giá thảm hại do lạm phát. Lúc đó, dùng tiền để đốt thậm chí còn rẻ hơn so với củi và than.

Ban đầu, người ta cho rằng nguyên nhân của cuộc siêu lạm phát này là việc chính phủ Đức in quá nhiều tiền để chi tiêu cho chiến tranh. Nhưng nguyên nhân thực sự đã được hé lộ vài năm sau. Đó là chính phủ Đức quyết định vay mượn để chi trả chiến tranh.

2. Hy Lạp (1943 - 1946)

Tháng 10/1944, tỷ lệ lạm phát hàng tháng của Hy Lạp lên tới 13.800% và hàng ngày là 10,9%.

Năm 1942, mệnh giá lớn nhất của đồng drachma Hy Lạp là 50.000, nhưng vào năm 1944, con số này là 100 nghìn tỷ. Chính phủ Hy Lạp đã phải định giá lại đơn vị tiền tệ của mình và đổi đồng drachma cũ sang đồng tiền mới với tỷ lệ 50 tỷ : 1.

Thế chiến thứ 2 đã đẩy Hy Lạp vào tình trạng nợ nần chồng chất bởi chính phủ nước này đã không ngừng in tiền để trang trải cho những khoản chi phí. Những cuộc chiếm đóng của Đức và Italy đã khiến nền kinh tế Hy Lạp đình trệ, khiến người dân mất lòng tin vào tiền tệ và thậm chí ngân hàng trung ương nước này còn phát hành đồng xu franc vàng.

Để chấm dứt lạm phát phi mã, năm 1953, Hy Lạp đã gia nhập hệ thống Bretton Woods. Tổ chức này giúp ổn định tỷ giá hối đoái, liên kết các loại tiền tệ quốc tế với đồng đôla Mỹ.

3. Hungary (1945 - 1946)

Tháng 7/1946, lạm phát hàng tháng tại Hungary là 4,19 x 10^16% và hàng ngày là 207%. Khi đó, tờ tiền mệnh giá lớn nhất tại nước này có tới 20 số 0. Tình hình trầm trọng đến nỗi chính phủ Hungary phải sử dụng một đơn vị tiền tệ đặc biệt được thiết kế cho trả thuế và bưu chính. Loại tiền này được điều chỉnh hằng ngày qua radio.

Đồng pengo đã bị thay thế sau đó trong một lần tái định giá tiền, khi đó tổng giá trị của tất cả các tờ tiền Hungary đang được lưu thông ở nước này có giá trị chỉ bằng 1/1000 USD.

Chiến tranh chính là nguyên nhân của tình trạng lạm phát phi mã tại Hungary.

4. Trung Quốc (1948 - 1949)

Tháng 5/1949, tỷ lệ lạm phát tháng tại Trung Quốc là 2.178% và ngày là 11%. Khi đó, mệnh giá tiền tệ lớn nhất là 6 tỷ Nhân Dân Tệ.

Chính quyền dân tộc Trung Quốc nắm quyền kiếm soát các ngân hàng và không ngừng in tiền để chi trả cho cuộc chiến tranh với Nhật Bản và nội chiến chống lại lực lượng cộng sản của Mao Trạch Đông.

Để thoát khỏi lạm phát phi mã, Trung Quốc đã phải định giá lại tiền tệ, theo đó 1 đồng Nhân Dân Tệ mới tương đương với 10.000 của đồng Nhân Dân Tệ cũ.

5. Chile (1973 - 1975)

Thời điểm tháng 4/1974, lạm phát năm của Chile là 746,29%.

Nguyên nhân của tình trạng lạm phát này là việc tổng thống Salvador Allende đã quốc hữu hóa các công ty, mỏ dầu, đất động sản tư nhân nhằm thả nổi nền kinh tế. Việc hạ giá đồng escudos đã khiến nhu cầu đồng đôla tăng cao.

Chile chỉ thoát khỏi tình trạng này khi ông Augusto Pinochet lên nắm quyền. Ông cho bán các công ty quốc doanh và phát hành đồng peso mới.

Theo Dantri.com.vn

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại