Một công ty có thể dính líu tới các cáo buộc về hành vi sai trái gây lên bởi những nhân vật có tiếng nói và thẩm quyền của công ty đó. Chủ yếu các vụ bê bối đều xoay quanh hành vi gian luận kế toán hay đại loại như thế.
Mắc vào những scandal đình đám như vậy, công ty khó lòng có thể vực dậy vị thế ban đầu, mặc dù đội ngũ lãnh đạo tinh nhuệ của công ty đã vắt kiệt sức lực để ứng cứu tình thế.
Dưới đây là 10 bê bối doanh nghiệp đã làm rúng động dư luận thế giới.
10. Union Carbide
Union Carbide là công ty sản xuất hóa chất được thành lập vào năm 1917, được biết đến như người tiên phong trong công nghiệp hóa dầu. Công ty từng sở hữu các thương hiệu lớn như Energizer trước khi chuyển sang hoạt động sản xuất sản phẩm hóa chất như nguyên liệu thô cho nhiều ngành công nghiệp.
Union Carbide làm chấn động dư luận với thảm họa công nghiệp khiến hơn 5 triệu người ở Bhopal, Ấn Độ bị nhiễm chất độc methyl isocyanate là sản phẩm của vụ rò rỉ khí gas từ một nhà máy thuốc trừ sâu.
Sự cố rò rỉ khí ga kinh hoàng ở Bhopal được coi là một trong những thảm họa công nghiệp tồi tệ nhất của mọi thời đại. Chính phủ Ấn Độ đã kiện Union Carbide và công ty này phải đền bù tổng thiệt hại là 480 triệu đô la Mỹ.
9. Compass Group
Compass Group được Jack Bateman lập lên vào năm 1941. Ban đầu, công ty chỉ là một căng tin nhỏ có vai trò hỗ trợ đội ngũ hậu cần trong chiến tranh ở Anh. Kể từ đó, công ty phát triền thành một cơ quan có thẩm quyền trong ngành công nghiệp phục vụ hợp đồng.
Bê bối của công ty nổi cộm lên vào năm 2005 khi một nhân viên vật tư của Liên Hợp Quốc cùng với Vladimir Kuznetsov bị bắt giữ vì tội tham nhũng . Những người này sau đó thừa nhận đã nhận 1 triệu USD đút lót từ Compass Group.
Compass Group sau đó phát biểu rằng chỉ có một vài nhân viên của công ty có dính líu vào bê bối. Cuối cùng, tất cả những người liên quan đều phải ra đứng trước ánh sáng của luật pháp.
8. ImClone Systems Inc.
ImClone Systems Inc. là công ty dược phẩm Mỹ chuyên sản xuất thuốc chống ung thư được lập ra vào năm 1984. Vào nửa cuối năm 2001, thế giới doanh nghiệp được một phen kinh hoàng khi cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ loại bỏ một trong những thuốc được mong đợi nhất được phát triển bởi công ty này.
Nhà sáng lập và CEO của công ty là Samuel D. Waskal đã bán cổ phần và vận động gia đình, người thân hỗ trợ trước khi tung tin về thuốc của công ty bị bác bỏ, trong mối e ngại rằng giá cổ phiếu của ImClone Systems Inc. sẽ giảm xuống đáng kể. Ông này bị kết án 7 năm tù giam vì hành vi giao dịch nội gián và gian lận.
7. BP Oil
BP Oil hay British Petroleum Oil là công ty năng lượng lớn thứ 3 trên thế giới hoạt động ở hơn 75 nước và được thành lập vào năm 1906. Sự cố tràn dầu trên biển lớn nhất trong lịch sử xảy ra vào năm 2010 khi một lượng dầu khổng lồ rò rỉ từ một trong những giếng dầu tràn vào vịnh Mexico gần đồng bằng sông Mississippi.
Sự cố này bị gây ra bởi vụ nổ đầu giếng trong suốt quá trình đào bới, giết chết 11 người, gây ra mối nguy hại cho sinh vật biển và ảnh hưởng tới 800km đường bờ biển Mỹ. BP Oilsau đó gặp liên tiếp các rắc rối gây ra bởi vụ tràn dầu. Công ty bỏ ra gần 1 triệu USD tiền đền bù thiệt hại và cho đến nay đã trả cho bên tranh chấp gần 5 triệu đô.
6. Xerox
Công ty Xerox ở Mỹ, thành lập năm 1906, được biết đến với các giải pháp quản lý tài liệu. Vào năm 2002, người ta phát hiện ra những mục không chính xác trong bảng cân đối kế toán của công ty từ năm 1997 đến 2000, và được Uỷ ban chứng khoán Mỹ đưa ra ánh sáng. Công ty sau đó đã bị buộc phải trả 10 triệu đô nộp phạt cho hành vi gian lận chứng khoán.
5. Tyco International
Tyco International được lập lên vào năm 1960 bởi Arthur Gandua. Công ty này hoạt động trong lĩnh vực hệ thống phòng cháy chữa cháy, thiết bị an ninh, và xây dựng đường ống.
Năm 2002, công ty có dính líu tới vụ bê bối khi CEO Dennis Kozlowski bị bắt giữ vì tội biển thủ hơn 120 triệu đô la tiền quỹ của công ty. Kozlowski bị kết án từ 8 đến 25 năm tù giam vào năm 2005.
4. HealthSouth Corporation
HealthSouth Corporation được lập lên vào năm 1984 bởi Richard M. Scrushy, chuyên cung cấp dịch vụ y tế cho bệnh nhân mắc bệnh tim hoặc rối loạn thần kinh. CEO Richard Scrushy nhúng tay vào vụ scandal vào năm 2002 khi ông này bán 75 triệu đô la cổ phiếu của công ty trước khi công ty khai báo về tổn thất lớn. Khi scandal bị phanh phui, người ta mới tìm ra rằng vị CEO này đã gian lận số tiền lên tới 10 tỷ USD.
3. WorldCom
WorldCom được lập lên vào năm 1983, ban đầu được đặt tên là Long Distance Discount Services. CEO Bernard Ebbers tích cực mua lại những công ty mới như là một cách để gây dựng công ty của mình. Vì lí do này mà WorldCom đã lao vào vòng nợ nần với số tiền hơn 40 tỷ USD.
Một số cán bộ khác của công ty quyết định dùng con đường bất hợp pháp để che giấu điều kiện tài chính thực tế của hoạt động kinh doanh. Sau khi bị phát hiện nhúng tay vào hành vi gian lận , Bernard bị kết án 25 năm tù.
2. Parmalat
Parmalat là công ty ở Ý được Calisto Tanzi lập ra vào năm 1961. Công ty một thời nổi tiếng và thịnh vượng này sụp đổ vào năm 2003 khi Tanzi biển thủ 800 triệu Euro từ chính công ty của mình và để lại một lỗ hổng trong bản kê kế toán với số tiền lên tới 20 tỷ USD, khiến Parmalat trở thành vụ phá sản lớn nhất từ trước đến nay ở Châu Âu.
1. Enron
Enron là công ty Mỹ hoạt động kinh doanh trong ngành công nghiệp năng lượng được thành lập vào năm 2985. Với sự phát triển đáng nể trên thị trường, trong 6 năm liên tiếp, nó được tạp chí Fortune công nhận là công ty sáng tạo nhất của Mỹ.
Tuy nhiên, danh tiếng đó bị lụn bại khi bê bối Enron bị đưa ra ngoài ánh sáng vào năm 2001, và trở thành vụ phá sản lớn nhất mọi thời đại, với số tiền khổng lồ là 63,4 tỷ USD. Scandal chấn động này dẫn tới tình trạng mất việc hàng loạt vào năm 2002.