‘Kiệt sức’ vì Covid-19, ngư dân Bình Thuận liều mình ra khơi giữa mùa biển động

Phùng Tiên |

Đúng mùa cá chính thì ngư dân không được ra khơi vì dịch bệnh; đến khi biển động, cá ít, họ lại phải neo mình trên những chiếc thúng vì “không làm thì biết lấy gì ăn".

‘Kiệt sức’ vì Covid-19, ngư dân Bình Thuận liều mình ra khơi giữa mùa biển động - Ảnh 1.

Trong năm 2021, ngư dân Bình Thuận chịu thiệt hại nặng nề vì Covid-19. Đúng mùa cá nam (mùa cá chính, đánh bắt thuận lợi từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch) thì nhiều cảng cá ở Phan Thiết và Lagi trở thành vùng đỏ. Ngư dân không được ra khơi. Tiểu thương không được vào chợ mua cá. Toàn tỉnh có khoảng 3.228 tàu cá với 12.600 lao động tạm ngưng hoạt động.

‘Kiệt sức’ vì Covid-19, ngư dân Bình Thuận liều mình ra khơi giữa mùa biển động - Ảnh 2.

Sản lượng khai thác cũng giảm đến 40% (khoảng 14.500 tấn so với cùng kỳ năm 2020). Không những thế, giá cá thấp, có thời điểm chỉ bằng 50% trước đây do khó khăn trong việc vận chuyển và nhu cầu giảm sút khiến như dân Bình Thuận gặp không ít khó khăn.

‘Kiệt sức’ vì Covid-19, ngư dân Bình Thuận liều mình ra khơi giữa mùa biển động - Ảnh 3.

Khi dịch Covid-19 tạm lắng, chính quyền tạo điều kiện tiêm đủ liều vắc xin cho ngư dân để họ có thể bám biển trở lại. Tuy vậy, hiện mùa cá nam đã hết mà chuyển sang mùa cá bắc, thời điểm biển động, nguy hiểm và lượng cá ít hơn.

‘Kiệt sức’ vì Covid-19, ngư dân Bình Thuận liều mình ra khơi giữa mùa biển động - Ảnh 4.

Sau hàng tháng ở nhà vì dịch bệnh, tiền tiết kiệm dần cạn, anh Việt ở cảng cá Thanh Hải (Phan Thiết) buộc phải chèo thuyền thúng ra khơi để lo bữa cơm cho gia đình.

‘Kiệt sức’ vì Covid-19, ngư dân Bình Thuận liều mình ra khơi giữa mùa biển động - Ảnh 5.

Ở nhà, chị Huyền (vợ anh Việt) mỗi ngày đều sống trong sợ hãi: "Mấy ngày cuối năm, gió to lắm, chị ngồi ở nhà run bần bật, sợ lỡ đâu có chuyện gì. Bình thường xuồng cập bến lúc 8h sáng, nhưng chờ đến 9h mà không thấy ai, chị đâm lo. Có đợt anh Việt bị lật thúng, phải nhờ ghe ra cứu. May anh ấy bơi được nên an toàn tính mạng”

‘Kiệt sức’ vì Covid-19, ngư dân Bình Thuận liều mình ra khơi giữa mùa biển động - Ảnh 6.

Mỗi đợt ra khơi, một ngư dân thuyền thúng phải mang theo hơn mười tấm lưới đủ loại, từ cá đến ghẹ, tôm. Mỗi tấm có giá hơn một triệu. Nhưng ra khơi mùa này, ngư dân dễ bị lật thúng rồi mất lưới “như chơi”. Chưa kể, họ còn bị "giã cào bay" - một dạng tàu công suất lớn tận diệt nguồn sinh vật biển - kéo mất lưới.

‘Kiệt sức’ vì Covid-19, ngư dân Bình Thuận liều mình ra khơi giữa mùa biển động - Ảnh 7.

Thức dậy từ 1-2h sáng để ra khơi, song, trung bình mỗi ngày ngư dân ở cảng Thanh Hải chỉ kiếm được cỡ 300 nghìn đồng đối với thúng, nếu nhà ai có ghe thì số tiền có thể lên 1 triệu đồng.

‘Kiệt sức’ vì Covid-19, ngư dân Bình Thuận liều mình ra khơi giữa mùa biển động - Ảnh 8.

Lúc trước, khách du lịch thường xuyên đến khu chợ cá Thanh Hải (TP Phan Thiết) để tìm mua các loại hải sản; đặc biệt là sò, ốc và mực nang. Vì thế, giá cả có thể lên đến vài trăm nghìn một kg.

‘Kiệt sức’ vì Covid-19, ngư dân Bình Thuận liều mình ra khơi giữa mùa biển động - Ảnh 9.

Nhưng nay, khách du lịch vắng, cảng cá chỉ còn thương lái và người dân địa phương.

‘Kiệt sức’ vì Covid-19, ngư dân Bình Thuận liều mình ra khơi giữa mùa biển động - Ảnh 10.

Bà Thơm (78 tuổi) đã đi bán được hơn 50 năm, cho biết vì biển động, cá ít, thu nhập mỗi ngày của gia đình chỉ đủ trang trải tiền đi chợ.

‘Kiệt sức’ vì Covid-19, ngư dân Bình Thuận liều mình ra khơi giữa mùa biển động - Ảnh 11.

Chị Nga, chủ vựa hải sản sát cảng, cho biết các quán nhậu đã mở cửa lại, tình hình buôn bán cũng đã khá khẩm hơn; tuy vậy, so với thời điểm trước dịch thì vẫn chưa phục hồi đáng kể.

‘Kiệt sức’ vì Covid-19, ngư dân Bình Thuận liều mình ra khơi giữa mùa biển động - Ảnh 12.

Không chỉ có ngư dân Bình Thuận, cảng Thanh Hải còn là nơi trú ngụ của các tàu thuyền từ các tỉnh thành như Bình Định, Ninh Thuận... Người dân ở huyện đảo Phú Quý cũng đã mắc kẹt ở đây được hơn một tháng. Họ không thể trở về nhà đón Tết Dương lịch vì biển động.

‘Kiệt sức’ vì Covid-19, ngư dân Bình Thuận liều mình ra khơi giữa mùa biển động - Ảnh 13.

Dù đã trải qua một năm khó khăn nhưng ngư dân Bình Thuận vẫn lạc quan khi bước sang năm 2022. Ông Dũng, 61 tuổi cho biết:“Có làm thì mới có ăn, ăn xong mình lại làm tiếp. Bây giờ tôi không cần dư dả đâu, cứ đủ sống là được rồi”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại