Trong tiểu thuyết võ hiệp Anh hùng xạ điêu của cố nhà văn Kim Dung, Đoàn Trí Hưng là một nhân vật khá quan trọng. Ông cũng tiếp tục xuất hiện trong tiểu thuyết tiếp theo Thần điêu đại hiệp. Ông là con trai của Đoàn Chính Hưng, cháu nội của Đoàn Dự trong tác phẩm Thiên long bát bộ . Sau khi xuống tóc trút bỏ phiền muộn, ông có pháp hiệu là Nhất Đăng đại sư.
Nam Đế Đoàn Trí Hưng trong phim Anh hùng xạ điêu.
Trước khi thời đại Anh hùng xạ điêu bắt đầu, trên giang hồ đang tranh giành quyết liệt bí kíp võ học Cửu âm chân kinh. Vô số cao thủ, bang phái bị cuốn vào vòng tranh đoạt, gây ra rất nhiều tổn thất. Những cao thủ võ công bậc nhất quyết định tụ họp trên đỉnh Hoa Sơn để định ra ai là người mạnh nhất. Người đó sẽ được giữ Cửu âm chân kinh vì theo lý luận của họ, chẳng kẻ nào dám đến cướp bí kíp võ học trong tay người mạnh nhất võ lâm.
Kết thúc Hoa Sơn luận kiếm lần thứ nhất, Đoàn Trí Hưng trở thành một trong Võ lâm ngũ bá (5 người mạnh nhất võ lâm), hiệu xưng là Nam Đế uy danh lừng lẫy võ lâm (4 người kia là: Vương Trùng Dương – người mạnh nhất, Hoàng Dược Sư, Âu Dương Phong và Hồng Thất Công).
Tuy võ công cao cường nhưng cuộc đời của Đoàn Trí Hưng cũng đầy bi kịch.
Tuy võ công cao cường và là vua của Đại Lý nhưng cuộc đời của Đoàn Trí Hưng cũng đầy bi kịch. Có thể nói, nhà văn Kim Dung đã khắc họa "nhân quả" rất tinh tế thông qua vị Nhất Đăng đại sư. Nửa đời sống trong đau khổ, mãi sau này mới có thể giải được oán hận trước đây.
Chỉ vì đam mê võ học, trong thời gian khi Vương Trùng Dương dẫn sư đệ Chu Bá Thông tới trao đổi võ học và truyền thụ Tiên thiên công, Chu Bá Thông đã tư thông với Anh Cô, một phi tần rất được sủng ái của Đoàn Trí Hưng, sinh ra một đứa con. Vì việc này Đoàn Trí Hưng hết sức tức giận. Tiếp đó, Cừu Thiên Nhận bang chủ Thiết chưởng bang lại tìm đến đánh đứa bé một chưởng rất nặng nhằm khiến Đoàn Trí Hưng sẽ hao tổn nội lực nếu cứu nó nhưng vì ghen tuông, ông đã không cứu đứa bé, khiến Anh Cô tự giết chết đứa con của mình và bỏ đi.
Anh Cô và Chu Bá Thông.
Bi kịch này khiến Đoàn Trí Hưng bị giày vò vô cùng, cũng là nguyên nhân ông quyết định thoái vị đi tu. Khi ông đi, bốn vị đại thần trong triều cũng từ quan, nguyện đi theo làm đệ tử ông.
Nhóm 4 người này được giang hồ gọi chung là Ngư - Tiều - Canh - Độc tượng trưng cho 4 nghề là câu cá (ngư), đốn củi (tiều phu), nông dân (canh tác) và độc (đọc sách).
Trong đó, Ngư là nguyên Thuỷ Quân đô đốc Điểm Thương Ngư Ẩn, Tiều là nguyên Đại tướng quân, Kim Dung không nói rõ tên họ, Canh là nguyên Tổng quản ngự lâm quân Võ Tam Thông, Độc là nguyên Đại thừa tướng Chu Tử Liễu.
Một đệ tử của Nhất Đăng đại sư.
Trong Anh hùng xạ điêu, Ngư - Tiều - Canh - Độc vô cùng trung thành và quý trọng Nhất Đăng đại sư, một phần vì ông chính là một hoàng đế của họ. Khi Quách Tĩnh và Hoàng Dung theo lời chỉ của Anh Cô, tìm lên núi tìm Nhất Đăng đại sư để nhờ cứu chữa, lúc này Hoàng Dung bị trúng thiết chưởng cực độc của Cừu Thiên Nhận.
Với trí thông minh và tài trí siêu phàm, Hoàng Dung đã "đạo diễn" cho Quách Tĩnh lần lượt vượt qua 4 cửa ải (là 4 đệ tử Ngư - Tiều - Canh - Độc), khiến cho họ tức "ói máu" mà không biết làm sao . Trong đó, thú vị nhất là việc Hoàng Dung thắng cuộc đi thi thơ phú - câu đối với Trạng nguyên Chu Tử Liễu.
Quách Tĩnh và Hoàng Dung đi tìm Nhất Đăng đại sư.
Về sau, Nhất Đăng đại sư đã dùng Nhất dương chỉ để cố gắng cứu sống Hoàng Dung thì đã bị thương nặng, nhưng nhờ có khẩu quyết trong Cửu âm chân kinh mà không bị tổn hao công lực.
Cuối cùng tại Hoa Sơn luận kiếm lần thứ hai, Nhất Đăng đại sư có mặt nhưng không tham gia tỷ thí. Ông còn khiến Cừu Thiên Nhận giác ngộ, tự nguyện quy y, lấy hiệu là Từ Ân.