Khu chợ tràm bán đắt hàng như "tôm tươi" ở Cà Mau

Hồng Ngọc |

Chợ xứ rừng U Minh Hạ - Cà Mau thu hút khách từ nhiều nơi vẫn đổ về tìm mua, tràm bán đắt hàng như "tôm tươi".

Chợ cừ tràm luôn hoạt động nhộn nhịp quanh năm

Chợ cừ tràm luôn hoạt động nhộn nhịp quanh năm

Nhắc đến U Minh Hạ, nhiều người sẽ nghĩ đến vùng đất được thiên nhiên ưu ái với những cánh rừng tràm xanh bạt ngàn cùng hệ sinh thái ngọt đa dạng. Những năm gần đây, đời sống người dân sống dưới tán rừng đã có chuyển biến tích cực, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo và làm giàu nhờ trồng tràm. Loài cây trên từng bước trở thành mặt hàng chủ lực của địa phương.

Khu chợ tràm bán đắt hàng như tôm tươi ở Cà Mau - Ảnh 1.

Những cánh rừng tràm xanh bạt ngàn đã giúp đời sống người dân được cải thiện

Cây tràm là vật liệu không thể thiếu trong các công trình xây dựng nên được thương lái và khách hàng săn đón. Người bán đắt như "tôm tươi".

Khu chợ tràm bán đắt hàng như tôm tươi ở Cà Mau - Ảnh 2.
Khu chợ tràm bán đắt hàng như tôm tươi ở Cà Mau - Ảnh 3.
Khu chợ tràm bán đắt hàng như tôm tươi ở Cà Mau - Ảnh 4.
Khu chợ tràm bán đắt hàng như tôm tươi ở Cà Mau - Ảnh 5.
Khu chợ tràm bán đắt hàng như tôm tươi ở Cà Mau - Ảnh 6.

Thương lái từ nhiều nơi tìm mua, tràm được bán đắt như "tôm tươi"

Trong quá trình phát triển, người dân xã Nguyễn Phích, huyện U Minh (Cà Mau) đã vận chuyển cừ tràm ra tuyến lộ Cà Mau – U Minh (đoạn 2 đầu kênh Khai Hoang) để thuận lợi cho việc trao đổi, mua bán. Theo thời gian, những điểm tập kết trên được gọi là chợ cừ tràm.

Khu chợ tràm bán đắt hàng như tôm tươi ở Cà Mau - Ảnh 7.

Một trong những điểm tập kết cừ tràm tại xã Nguyễn Phích.

Hoạt động mua bán tại các chợ cừ tràm diễn ra nhộn nhịp quanh năm. Mỗi ngày, rất đông thương lái từ nhiều nơi tìm đến mua rồi vận chuyển đi khắp các tỉnh ĐBSCL và TP HCM để bán lại cho khách hàng. Chợ cừ tràm không chỉ giúp kết nối giữa nhà nông, thương lái và người tiêu dùng đến gần nhau hơn, nơi đây còn là điểm sáng về việc giải quyết việc làm cho những hộ nông nhàn tại địa phương.

Ông Phan Văn Nguyện (49 tuổi, ngụ huyện U Minh) cho biết, do ít đất canh tác cộng với nuôi tôm không đem lại hiệu quả, gánh nặng mưu sinh đã buộc ông bén duyên với nghề vác cừ tràm thuê cho điểm tập kết.

"Nghề vác cừ tràm thuê giúp tôi kiếm được trên, dưới 300.000 đồng/ngày. Nhờ nghề mà tôi có thêm nguồn thu nhập trang trải cuộc sống gia đình", ông Nguyện chia sẻ.

Khu chợ tràm bán đắt hàng như tôm tươi ở Cà Mau - Ảnh 8.
Khu chợ tràm bán đắt hàng như tôm tươi ở Cà Mau - Ảnh 9.
Khu chợ tràm bán đắt hàng như tôm tươi ở Cà Mau - Ảnh 10.

Vác cừ tràm thuê là một công việc vất vả đòi hỏi người làm phải có sức khỏe dẻo dai

Đa phần, những trường họp vác cừ tràm thuê là những người có hoàn cảnh khó khăn. "Để tiết kiệm khoản tiền lo cho gia đình, chúng tôi thường mang theo cơm rồi tranh thủ lúc nghỉ trưa anh em tìm bóng mát dưới tán cây ăn lót dạ", anh Nguyễn Văn Lâm nói với giọng trầm buồn.

Khu chợ tràm bán đắt hàng như tôm tươi ở Cà Mau - Ảnh 11.
Khu chợ tràm bán đắt hàng như tôm tươi ở Cà Mau - Ảnh 12.

Những bữa cơm vội vả lót dạ dưới bóng mát của tán cây để tiếp tục công việc

Vác cừ tràm là một công việc vất vả, đòi hỏi người làm thuê phải có sức khỏe dẻo dai, có khả năng chịu được những cái nắng như "đổ lửa" hay những trận mưa như trút nước. Tuy công việc vất vả là vậy nhưng mọi người ai cũng vui vì có thêm khoản tiền lo cho gia đình. Qua đó, tất cả đều hy vọng về một tương lai tươi đẹp hơn.

Theo UBND xã Nguyễn Phích, cho biết nguồn thu nhập chính của người dân trên địa bàn đa phần chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, trồng tràm và keo lai.

Hiện, xã có hơn 2.077 ha rừng tràm và khoảng 20 điểm tập kết cừ tràm. Những năm gần đây, đời sống người dân trên địa bàn ngày càng được cải thiện do cây tràm đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Song song đó, các điểm tập kết cừ tràm hình thành còn góp phần giải quyết việc làm, đem lại nguồn thu nhập cho nhiều hộ dân có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại