Châu chấu sa mạc khét tiếng về mức độ gây hại. Chúng được tìm thấy ở khoảng 30 quốc gia trên khắp châu Phi, Châu Á, Trung Đông và có thể tràn qua 1/5 đất liền trên Trái đất.
Một bầy đàn lớn có thể trải rộng hơn 500km2, với 40 đến 80 triệu con mỗi km2.
Mỗi con châu chấu này có thể ngốn một lượng thức ăn bằng cả trọng lượng cơ thể nó mỗi ngày. Một đàn nhỏ châu chấu sa mạc có thể tiêu thụ khối lượng thức ăn bằng khoảng 10 con voi, tương đương 2.500 người.
Năm 1954, một đàn châu chấu đã đi suốt từ Tây Bắc châu Phi đến Vương quốc Anh.
Năm 1988, một bầy châu chấu cũng di chuyển qua gần 5.000 km trong 10 ngày từ Tây Phi đến vùng biển Caribbean.
Khi châu chấu sa mạc tập hợp thành bầy đông đảo hơn, màu sắc của chúng chuyển từ nâu sang vàng và hồng
Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng đặc biệt thân thiện với nhau. Chúng thực sự là những “kẻ ăn thịt bầy đàn” và những con côn trùng bay tách riêng dễ dàng trở thành mục tiêu bị tiêu diệt
Châu chấu sa mạc có tuổi thọ khoảng 3 đến 5 tháng, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và sinh thái. Vì chúng sinh sản rất nhanh, một đợt dịch có thể kéo dài hơn 10 năm
Khi có dịch, người ta thường sử dụng thuốc trừ sâu để phun trên diện rộng. Một số nơi cũng áp dụng các phương pháp phi hóa học như thay đổi kỹ thuật canh tác và tập trung vào giai đoạn đẻ trứng
Nhưng đây là một trận chiến đắt giá. Từ 2003-2005, thế giới đã chi 450 triệu USD để ngăn nạn châu chấu châu Phi, vốn gây thiệt hại 2,5 tỷ USD cho mùa màng.
Hiện nay, nạn châu chấu châu Phi được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc đánh giá là “hiện tượng chưa từng có”
Đàn châu chấu đang hoành hành ở Đông Phi được cho là bắt nguồn từ Yemen, đi qua Biển Đỏ đến Somalia, Ethiopia và Kenya.
Thời kỳ mưa lớn bất thường vào năm 2019 do biến đổi khí hậu đã tạo ra một môi trường lý tưởng cho côn trùng sinh sản. Các nhà khoa học khí sợ rằng, đàn châu chấu Đông Phi sẽ tiếp tục lớn mạnh, sớm xâm nhập vào Nam Sudan và Uganda.
Đây là dịch châu chấu sa mạc lớn nhất ở Somalia và Ethiopia trong 25 năm qua. Ở Kenya, đó cũng là hiện tượng chưa từng có trong 70 năm.
Đợt này, đàn châu chấu sa mạc có thể lây lan trên lãnh thổ của 60 quốc gia, ảnh hưởng đến hơn 20% diện tích Trái đất và Liên hợp quốc, chúng có thể phá hỏng sinh kế của 1/10 dân số thế giới.
Thời kỳ “ngủ yên”, châu chấu sa mạc thường sống ở những khu vực rất khô cằn ở châu Phi, Trung Đông và Tây Nam Á, nơi có lượng mưa rất ít mỗi năm
Điều kiện sinh sản thuận lợi cho châu chấu là đất ẩm, đất cát và thảm thực vật xanh. Con cái có thể đẻ tới 158 quả trứng mỗi lần và ít nhất 3 lần trong đời.
Trứng nở trong khoảng 2 tuần và đạt độ trưởng thành trong khoảng từ 3 tuần đến 9 tháng.
Hiện tượng châu chấu nở rộ từng được ghi nhận từ thời Ai Cập cổ đại, nhưng hầu như không có quy luật nên rất khó theo dõi. Trong suốt những năm 1900, có 6 đợt dịch châu chấu, trong đó có đợt kéo dài 13 năm.
Trong năm 1875, lịch sử ghi nhận nạn châu chấu lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Bầy châu chấu phủ trên diện tích 2.500 km chiều dài và 150km chiều rộng lên tới cả nghìn tỷ con, nhưng đó là loại châu chấu đá núi đã tuyệt chủng
Châu chấu sa mạc có thể di chuyển theo chiều gió và dễ dàng bay hơn 140km mỗi ngày. Chúng thường xuyên vượt qua Biển Đỏ, rộng khoảng 230km.