Không phải Trung - Nhật - Hàn, đây mới là lớp ngoại ngữ có tỷ lệ chọi cao nhất Chuyên ngữ, 1 "đấu" 10 em để vào

Đông |

Ngôn ngữ này được giới trẻ mê tít.

Mới đây, trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã công bố tỷ lệ chọi kỳ tuyển sinh vào 10 năm 2024 - 2025. Theo đó, không phải lớp chuyên tiếng Anh hay các lớp chuyên ngoại ngữ được nhiều bạn trẻ Việt yêu thích là Trung - Nhật - Hàn, lớp chuyên Pháp mới có tỷ lệ chọi cao nhất lên đến 1/10,7. Cụ thể, lớp tiếng Pháp với 35 chỉ tiêu nhưng có tới 377 nguyện vọng đăng ký.

Xếp ngay sau là lớp chuyên tiếng Trung với tỷ lệ chọi 1/9,8, còn đứng ở vị trí thứ 3 là lớp chuyên tiếng Hàn với tỷ lệ 1/9.

Không phải Trung - Nhật - Hàn, đây mới là lớp ngoại ngữ có tỷ lệ chọi cao nhất Chuyên ngữ, 1 "đấu" 10 em để vào- Ảnh 1.

Chỉ tiêu tỷ lệ chọi vào các lớp chuyên của trường THPT Chuyên Ngoại ngữ

Thật ra, tiếng Pháp từ trước đến nay luôn được các bạn trẻ yêu mến. Trong dự thảo báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục (2013-2023) được công bố không lâu trước đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ ra trong hơn 60.000 học sinh theo học ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh ở trường, phần lớn các em chọn tiếng Pháp và tiếng Nhật.

Trong đó, tiếng Pháp được dạy và học nhiều nhất với gần 30.800 học sinh. Kế đến là tiếng Nhật (20.834 học sinh), tiếng Trung Quốc (14.391 học sinh). Đây cũng là những môn ngoại ngữ được dạy ở cả ba cấp là tiểu học, THCS và THPT. Các ngoại ngữ còn lại gồm tiếng Đức (1.533 học sinh), Hàn (1.003 học sinh), Nga (781 học sinh) chỉ được dạy trong một số ít trường THCS và THPT.

Ngoài trường THPT chuyên Ngoại ngữ (Hà Nội), một số trường cấp 3 hiện nay đào tạo chuyên Pháp như: THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội); THPT Chu Văn An (Hà Nội); THPT chuyên Nguyễn Trãi (Hải Dương); THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định); THPT chuyên Trần Phú (Hải Phòng); THPT chuyên Quốc học Huế (Thừa Thiên Huế)...

Theo nghiên cứu mang tên The Power Language Index (Chỉ số ngôn ngữ quyền lực, viết tắt PLI) của Tiến sĩ Kai L. Chan, tính đến năm 2050, tiếng Pháp sẽ đứng ở vị trí thứ 4 trong tổng số 10 ngôn ngữ "quyền lực" nhất trên thế giới. Nghiên cứu này được dựa trên các thang đo như: địa lý (geography), kinh tế (economy), giao tiếp (communitication), kiến thức - phương tiện truyền thông (knowledge and media) và ngoại giao (diplpmacy).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại