Không phải EU, đây mới là quốc gia ghét Anh nhất sau Brexit

Chính quyền Tokyo đang thực sự tức giận với việc người dân Anh bỏ phiếu ủng hộ rời Liên minh Châu Âu (EU).

Chiến thắng của Brexit trong cuộc trưng cầu dân ý vừa qua đã hạ giá đồng Bảng Anh xuống mức thấp nhất trong 30 năm qua, nhưng cũng khiến nhà đầu tư đổ tiền vào các tài sản an toàn như đồng USD, vàng hay đồng Yên.

Trong phiên 23/6, đồng Yên đã tăng giá mạnh so với USD, từ mức 107 Yên/USD lên 99 Yên/USD, mức cao nhất trong 2 năm qua.

Đồng thời, đồng Bảng Anh cũng mất giá 8% so với đồng Yên, còn đồng Euro mất giá hơn 4% xuống mức thấp nhất trong 3 năm rưỡi qua.

Việc đồng Yên tăng giá quá mạnh do Brexit đã buộc chính phủ Nhật Bản tổ chức cuộc họp khẩn cấp trong ngày 27/6 nhằm đối phó với tình trạng này.

Thậm chí, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) được dự đoán có thể can thiệp thị trường bất cứ lúc nào để bán ra đồng Yên và hạ giá đồng nội tệ này trước cơn sóng mua vào của nhà đầu tư.

Hiện Nhật Bản đang cần một đồng Yên yếu để kích thích xuất khẩu và thúc đẩy tăng trưởng.

Đây là lý do chính quyền Tokyo quyết định thực hiện những chính sách nới lỏng tiền tệ và hỗ trợ kinh tế ở mức kỷ lục trong thời gian qua nhằm tăng cường đầu tư trong nước.

BoJ cũng giữ mức lái suất rất thấp nhằm thúc đẩy đầu tư tiêu dùng và hạ giá đồng yên để kích thích xuất khẩu.

Trớ trêu thay, quyết định Brexit ngày 23/6 đã kích thích một đợt mua vào đồng Yên như một loại tài sản đảm bảo của nhà đầu tư khiến đồng tiền này tăng giá mạnh.

Hiện nay, chính phủ Nhật Bản đang đứng trước một cuộc chiến tranh tiền tệ khi áp lực tỷ giá ngày càng tăng trước các đợt mua vào đồng Yên của nhà đầu tư.

Không phải EU, đây mới là quốc gia ghét Anh nhất sau Brexit - Ảnh 1.

Trụ sở của BoJ

Trên thực tế, đồng Yên đã bắt đầu tăng giá từ trước khi Brexit chiến thắng bởi giưới đầu tư lo ngại tình hình bất ổn trên thị trường toàn cầu sẽ gia tăng rủi ro của các khoản đầu tư, qua đó thúc đẩy họ đổ tiền vào những loại tài sản an toàn như vàng hay đồng Yên.

Với sự không chắc chắn của kinh tế Anh sau Brexit và những bất ổn trên thị trường toàn cầu, hiện đồng Yên đang tiếp tục tăng giá, qua đó gây áp lực mạnh mẽ lên chính quyền Tokyo cũng như BoJ trước mục tiêu ổn định hệ thống tài chính và thúc đẩy kinh tế.

Mặc dù kinh tế Nhật Bản đã giảm tốc trong trong những thập niên gần đây nhưng quốc gia này vẫn là một trong những nhà xuất khẩu lớn trên thế giới.

Hơn nữa, tỷ lệ nợ nước ngoài của Nhật Bản thấp cùng mức thu nhập cao trong xã hội khiến nhà đầu tư bị thu hút bởi đồng Yên trước các bất ổn trên thị trường toàn cầu.

Tại Nhật Bản, chính sách kinh tế Abenomics của Thủ tướng Shinzo Abe dù chưa thực sự thành công thúc đẩy tăng trưởng nhưng sự ổn định kinh tế tại quốc đảo này vẫn thu hút được các nhà đầu tư đổ tiền vào đây.

Dẫu vậy, việc đồng yên tăng giá quá mạnh có thể khiến Nhật Bản bị thâm hụt thương mại. Trong tháng 4/2016, Nhật Bản bị thâm hụt thương mại dù xuất khẩu tăng trưởng 8% so với cùng kỳ năm trước.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại