Không có tín hiệu từ Trung Quốc trong nỗ lực tháo gỡ khúc mắc hạt nhân Mỹ - Nga

An Bình |

Nhiều tín hiệu không chắc chắn đang phủ mờ cuộc đàm phán Mỹ - Trung dự kiến ​​sẽ bắt đầu tại Vienna trong ngày thứ Hai, khi Mỹ dường như không có hi vọng đưa Trung Quốc vào bàn đối thoại.

Mỹ và Nga sẽ khởi động lại cuộc đối thoại về kho vũ khí hạt nhân của họ, trực tiếp là về Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START) vào thứ Hai sau khi tạm dừng hơn một năm qua và còn nhiều điều không chắc chắn về việc liệu ông Donald Trump có quan tâm đến việc cứu vãn hiệp ước kiểm soát vũ khí khi chỉ còn 4 tháng là đến cuộc bầu cử.

Hứa hẹn gì từ đối thoại hai ngày?

Đặc phái viên kiểm soát vũ khí mới của ông Trump, Marshall Billingslea sẽ dẫn đầu một phái đoàn gặp gỡ Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tại Vienna, và cũng đã đề nghị Bắc Kinh cử người đại diện.

"Hoa Kỳ đã đưa ra một lời mời mở đến Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc tham gia các cuộc thảo luận này, và đã nói rõ sự cần thiết đối với cả ba nước để theo đuổi các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí một cách thiện chí", Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.

Ông Trump đã kiên trì cho rằng Trung Quốc cần tham gia vào hiệp ước New START – điều nhiều thập kỷ qua vốn là đối thoại song phương, nhưng chính phủ Trung Quốc đã từ chối. Kho dự trữ của họ, hiện được Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ ước tính có 320 đầu đạn, chưa bằng 1/20 kích thước kho vũ khí của Mỹ hoặc Nga.

Thời gian chưa chín muồi để Trung Quốc tham gia vào các cuộc đàm phán giải trừ hạt nhân, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết hồi đầu tháng này.

Còn ông Billingslea đã trả lời trong một tweet: Trung Quốc nên xem xét lại. Để đạt được vị thế Siêu cường đòi hỏi phải hành xử với trách nhiệm của Siêu cường. Không còn Vạn lí trường thành bí mật về sự tăng cường kho hạt nhân của hạt. Vị trí đã để sẵn chờ Trung Quốc ở Vienna".

Trên bàn đàm phán, dự kiến diễn ra trong hai ngày, ở thủ đô của Áo là hiệp ước New START năm 2010, giới hạn số lượng đầu đạn chiến lược mà Mỹ và Nga triển khai (được gắn trên các hệ thống phóng tầm xa) là 1.550 đầu đạn mỗi nước. Hiệp ước sẽ hết hạn vào tháng 2 tới nhưng có thể dễ dàng được gia hạn thêm 5 năm nữa. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông sẵn sàng gia hạn, nhưng chính quyền Trump vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng.

Các quan chức Mỹ cho biết họ muốn có một thỏa thuận rộng hơn, bao gồm cả các vũ khí phi chiến lược và thậm chí có thêm quá trình xác minh nghiêm ngặt hơn, cũng như sự tham gia của Trung Quốc. Bất kỳ sự thay đổi nào trong số trên đều cần tới nhiều tháng, nếu không phải là nhiều năm để đạt được.

Nếu New START bị hết hạn, sẽ không còn giới hạn nào về phổ biến vũ khí hạt nhân, lần đầu tiên sau gần nửa thế kỷ.

Đồng minh lo ngại leo thang nguy cơ vũ trang

"Rõ ràng là chính quyền (Trump-pv) đang cố gắng tìm mọi cách họ có thể để gây áp lực cho người Trung Quốc xuất hiện và tham gia. Còn người Trung Quốc cũng làm rõ là họ không thấy có áp lực để làm điều này. Người Nga cũng không thực sự muốn đi cùng", một phụ tá trong quốc hội Hoa Kỳ nói. "Vì vậy, điều đó không đi đến đâu cả".

Các đồng minh của Mỹ đang vận động chính quyền Trump đồng ý gia hạn New START, đồng thời khuyến khích Trung Quốc tham gia các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí quy mô rộng hơn. Khi Billingslea đưa ra cách tiếp cận của mình trong một cuộc họp qua video với đại sứ các nước thành viên thuộc Hội đồng Bắc Đại Tây Dương (NAC), vào tháng 5, không có nhiều sự nhiệt tình dành cho cách tiếp cận của Hoa Kỳ.

Một nhà ngoại giao phương Tây cho biết, ông ấy (Billingslea- pv) rất rõ ràng rằng Tổng thống Trump đang ưu tiên cho việc kiểm soát vũ khí ba bên và ông ấy cảm thấy mình có nhiệm vụ phải thực hiện điều này. Các đồng minh rất muốn chính quyền gia hạn New START, sớm thay vì là muộn. Họ lo lắng rằng chính quyền Mỹ sẽ tập trung quá mức vào Trung Quốc và không sử dụng thời gian này để gia hạn New START".

Các mối quan ngại được đặt ra theo cách đầy tôn trọng và ông Billingslea hiểu rõ việc chưa có bất kỳ quyết định nào được đưa ra về New START, nhà ngoại giao này nói.

Cuộc họp của NAC diễn ra một ngày sau khi ông Trump tuyên bố rút khỏi một thỏa thuận kiểm soát vũ khí khác, Hiệp ước Bầu trời mở - vốn cho phép Nga, Mỹ và 32 quốc gia khác thực hiện các chuyến bay giám sát trên lãnh thổ của nhau.

Ông Trump rút ra khỏi hiệp ước này với cáo buộc Nga vi phạm thỏa thuận khi đặt ra hạn chế đối với các chuyến bay giám sát. Các đồng minh châu Âu lập luận rằng các hành vi như vậy có thể được giải quyết và không đáng để đảo ngược những lợi ích an ninh của thỏa thuận này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại