Cho đến nay, sự tồn tài và biến mất của Atlantis vẫn còn là một dấu hỏi chấm lớn khơi gợi tò mò của nhân loại. Tuy nhiên, trong lịch sử Atlantis không phải là vùng đất duy nhất được cho là đã biến mất khỏi Trái Đất. Ngoài Atlantis, còn ít nhất 4 lục địa khác cũng bị xóa tên khỏi bản đồ đầy bí ẩn.
1. Lục địa Lemuria
Lemuria là tên vùng đất đã mất mà nhiều người tin rằng nằm đâu đó trên Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Nhà động vật học người Anh Philip Scatler (1829 – 1913) khẳng định rằng bán đảo Madagascar và Ấn Độ từng nằm trên một lục địa chung rộng lớn trước khi bị chia cắt thành hai lục địa riêng.
Nhiều nhà nghiên cứu ở thế kỷ 18 và 19 cũng đưa ra giả thuyết về một lục địa chung giống như Scatler, vì vậy khi Scatler trình bày ý tưởng của mình, giới khoa học thời bấy giờ đã chọn cái tên Lemuria để đặt cho vùng đất biến mất trong giả thuyết này. Người ta bắt đầu tin Lemuria là lục địa kéo dài từ Thái Bình Dương nhằm làm hợp lý hóa sự phân loài khác nhau trên Trái Đất.
J.H. Moore từng ám chỉ trong cuốn sách Sự sống sót bản năng của ông về việc loài người tiến hóa từ những sinh vật từng sống ở Lemuria. Tuy nhiên, cho đến nay, đây vẫn là giả thuyết không được giới khoa học chấp nhận.
2. Lục địa Mu
Ý tưởng về lục địa Mu được nhà du hành kiêm nhà văn người Mỹ gốc Anh Augustus Le Plongeon (1825 – 1908) đưa ra trong các tác phẩm khảo cố của mình. Trong thời gian ở bán đảo Yucatán (Mexico) để nghiên cứu về nền văn minh Maya, Plongeon đã dịch được từ một trong bốn văn bản chữ Maya cổ câu chuyện về một lục địa cổ xưa.
Plongeon gọi lục địa này là Mu, ông cho rằng nó nằm đâu đó ở Đại Tây Dương và cũng bị chìm xuống như Altantis. Những người sống sót của Mu đã đến Ai Cập và Yucantán để tị nạn, tạo nên những nền văn minh đỉnh cao.
3. Lục địa Hyperborea
Hyperborea là vùng đất được nhắc đến trong một số tài liệu cổ còn sót lại của người Hy lạp. Nơi này được miêu tả là nằm cách xa về phương bắt nhiều hơn so với các vùng khác, mặt trời chiếu sáng quanh năm ở đây và chỉ lặn một lần duy nhất trong năm.
Người dân ở Hyperborea có tuổi thọ lên đến 1.000 năm tuổi, một ngày ở nơi này sẽ tương đương với 365 ngày bình thường.
Cuộc sống của người dân Hyperborea rất an nhàn, không có chiến tranh, không có bệnh tật, chủ yếu tập trung vào sáng tác nhạc cùng những nhạc cụ liên quan. Truyền thuyết kể rằng khi quân lính từ Đại Tây Dương kéo đến xâm lược Hyperborea, người dân ở đây đã được những người bạn khổng lồ của mình giúp đỡ chống lại đội quân xâm lược kia.
Ngày nay, nhiều người cho rằng Hyperborea có thể là tên gọi khác của vùng Siberia.
4. Lục địa Thule
Nhà thám hiểm người Hy Lạp Pytheas (380-300 TCN) là người đầu tiên nhắc đến vùng đất Thule với miêu tả nằm ở phía bắt nước Anh ngày nay. Theo Pytheas, để đến được Thule cần phải mất 6 ngày lênh đênh trên biển.
Tuy nhiên, vào thời bấy giờ, nhiều người chưa tin vào giả thuyết của ông. Người ta đã tìm thấy nhiều tài liệu khác bác bỏ kết luận đó.
Phải đến thời cận đại, ý kiến của Pytheas mới được đưa vào thảo luận lại trong các hội thảo khoa học và được ủng hộ, cho rằng nó có liên quan đến Na Uy, bán đảo Scandinavia và Iceland.