Khói mù làm bầu trời ở một tỉnh của Indonesia đỏ như máu

Phạm Nghĩa |

Hôm 22-9, khói mù dày đặc khiến bầu trời ở tỉnh Jambi – Indonesia chuyển sang màu đỏ.

Theo báo Sinar Harian, khói mù bị gây ra bởi các vụ cháy rừng lan rộng tại Indonesia những ngày gần đây. Người đứng đầu bộ phận thông tin liên lạc của Ủy ban Quản lý Thiên tai quốc gia Indonesia, Agus Wibowo Soet, giải thích hiện tượng này được gọi là "tán xạ Rayleigh", một loại tán xạ ánh sáng.

Nhà thiên văn học người Indonesia Marufin Sudibyo cũng cho biết tán xạ Rayleigh xảy ra khi ánh sáng mặt trời bị phân tán bởi khói, bụi hoặc các hạt trong không khí, làm lệch hướng mạnh các tia sáng có bước sóng ngắn (xanh lam và xanh lục), đồng thời giải phóng các bước sóng dài hơn trong phổ màu vàng, cam hoặc đỏ khiến bầu trời ở tỉnh Jambi có màu sắc như trên.

Ông Marufin nói thêm đối với trường hợp ở tỉnh Jambi, mật độ của các hạt vi mô và nano trong không khí đủ lớn để làm cho nó đậm đặc hơn nhiều so với không khí bình thường. Tuy nhiên, hiện tượng này không gây ảnh hưởng xấu đến thị lực của con người.

Khói mù làm bầu trời ở một tỉnh của Indonesia đỏ như máu - Ảnh 1.

Hôm 22-9, khói mù dày đặc khiến bầu trời ở tỉnh Jambi – Indonesia chuyển sang màu đỏ. Ảnh: The Rakyat Post, The Star

Hình ảnh và video về bầu trời đỏ rực ở tỉnh Jambi lúc 11 giờ ngày 22-9 (giờ địa phương) đã được chia sẻ, sau đó lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội.

Theo báo Sinar Harian, những khung cảnh tương tự cũng từng xuất hiện ở Indonesia sau khi núi lửa Krakatau phun trào vào năm 1883 và núi lửa Pinatubo phun trào vào năm 1991.

Trong đó, tro bụi núi lửa đến từ vụ phun trào Krakatau đã biến bầu trời ở một số nước thành màu đỏ suốt nhiều tháng. Nó còn được coi là bối cảnh đằng sau bức hoạ nổi tiếng của tác giả Edvard Munch mang tên "The Scream" (tạm dịch: Tiếng thét).

Hôm 23-9, trang Business Insider đưa tin các vùng đất than bùn bị đốt cháy ở hai tỉnh Sumatra và Kalimantan của Indonesia chịu trách nhiệm 90% về khói mù những ngày gần đây, bao trùm cả Singapore và Malaysia.

Ngoài thải ra khí độc, việc đốt than bùn còn phát tán một lượng lớn khí nhà kính vào môi trường. Bộ Y tế Singapore cảnh báo khói mù có thể gây ra các vấn đề về mắt, tim, da và hô hấp.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại