Khởi động kính viễn vọng lớn nhất thế giới - tham vọng săn người ngoài hành tinh của Trung Quốc bắt đầu

J |

Kính viễn vọng khổng lồ của Trung Quốc sẽ chính thức khởi động trong tuần này, mở ra hy vọng rất lớn để tìm thấy sự sống ngoài Trái đất.

Theo CNN đưa tin, kính viễn vọng lớn nhất thế giới do Trung Quốc sản xuất sẽ chính thức khởi động vào ngày 25/9 tới đây, và giới khoa học đang cực kỳ, cực kỳ phấn khích vì điều đó.

Với khẩu độ rộng tới 500m (ngang với 30 sân bóng đá), kính viễn vọng FAST có khả năng xác định được các sóng radio từ các hành tinh xa nhất từ trước đến nay trong Dải Ngân Hà - thứ vốn được xem là dấu hiệu tiềm năng về sự sống.

Khởi động kính viễn vọng lớn nhất thế giới - tham vọng săn người ngoài hành tinh của Trung Quốc bắt đầu - Ảnh 1.

Theo Doughlas Vakoch - Giám đốc tổ chức quốc tế "Tìm kiếm thông điệp ngoài hành tinh" METI: "Kính viễn vọng mới nhất của Trung Quốc cho phép tìm kiếm nhanh hơn, xa hơn so với các công cụ trước kia".

Theo các thông tin ghi nhận, FAST có tầm quan sát hơn gấp đôi so với kính viễn vọng khổng lồ Arecibo tại Puerto Rico - nhân vật nắm giữ danh hiệu kính thiên văn đơn khối lớn nhất kể từ năm 1963.

Tại Nga, kính viễn vọng RATAN-600 thực ra có đường kính rộng hơn FAST - khoảng 576m. Nhưng đây không phải là kính viễn vọng đơn khối, mà ghép từ nhiều đĩa quan sát khác nhau. Hơn nữa, vùng quan sát của RATAN-600 nhỏ hơn rất nhiều so với FAST và Arecibo.

Khởi động kính viễn vọng lớn nhất thế giới - tham vọng săn người ngoài hành tinh của Trung Quốc bắt đầu - Ảnh 2.

Nguồn: CNN

Hành trình xây dựng kéo dài cả thập kỷ

Dự án lắp đặt FAST trị giá 185 triệu USD (gần 4.000 tỉ VNĐ) bắt đầu từ năm 2011, tại vùng lòng chảo đá vôi thuộc huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu ở Tây Nam Trung Quốc.

Mảnh cuối cùng trong tổng số 4.450 tấm kính hình tam giác của FAST được lắp vào tháng 7/2016. Tuy công trình rất khó dịch chuyển do kích thước đồ sộ, mỗi tấm kính có thể điều chỉnh theo nhiều hướng.

Khởi động kính viễn vọng lớn nhất thế giới - tham vọng săn người ngoài hành tinh của Trung Quốc bắt đầu - Ảnh 3.

Khởi động kính viễn vọng lớn nhất thế giới - tham vọng săn người ngoài hành tinh của Trung Quốc bắt đầu - Ảnh 4.

Vùng lòng chảo trước và sau khi xây dựng

Tuy nhiên để tìm ra địa điểm này, giới chuyên gia Trung Quốc phải tốn đến hơn 10 năm, khảo sát hơn 400 khu vực khác nhau.

Khu vực này đặc biệt phù hợp cho dự án. Vùng lòng chảo có kích cỡ hoàn hảo, lại được núi đá bao quanh, tạo thành lớp khiên ngăn không cho tác nhân bên ngoài làm nhiễu tần số radio của FAST.

Khởi động kính viễn vọng lớn nhất thế giới - tham vọng săn người ngoài hành tinh của Trung Quốc bắt đầu - Ảnh 5.

Mất 5 năm để lắp đặt FAST, nhưng tìm được địa điểm cần tới cả thập kỷ

Được biết, Trung Quốc có tham vọng rất lớn với dự án này. Giới chuyên gia cho biết, FAST có thể giúp các nhà thiên văn làm sáng tỏ nguồn gốc sự hình thành của vũ trụ, bằng cách lập bản đồ phân bổ hydro - nguyên tố phổ biến nhất trong vũ trụ. 

Theo Vakoch: "FAST cực kỳ nhạy, và nó sẽ giúp chúng ta vẽ lại bản đồ phân bổ hydro ngay cả tại những ngân hà xa xôi nhất".

Khởi động kính viễn vọng lớn nhất thế giới - tham vọng săn người ngoài hành tinh của Trung Quốc bắt đầu - Ảnh 6.

Với FAST, nguồn gốc của vũ trụ có thể được sáng tạo

FAST cũng sẽ đem lại tiềm năng tìm ra nhiều tinh cầu đúng nghĩa - những hành tinh có quỹ đạo xoay quanh một ngôi sao chủ. Đồng thời, giới chuyên gia có thể dễ dàng xác định được sóng hấp dẫn ở những nơi xa nhất, qua đó hiểu được sự tiến hóa của các thiên hà.

Và cuối cùng, FAST chính là một công cụ lý tưởng để tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh theo cách mà không một kính viễn vọng nào trên thế giới hiện nay có thể làm được.

Khởi động kính viễn vọng lớn nhất thế giới - tham vọng săn người ngoài hành tinh của Trung Quốc bắt đầu - Ảnh 7.

Liệu có thể tìm ra nền văn minh ngoài Trái đất?

Peng Bo - giám đốc Phòng thí nghiệm công nghệ thiên văn vô tuyến NAO - cho biết: "Tiềm năng tìm ra các nền văn minh ngoài Trái đất của FAST là rất lớn, hơn từ 5 - 10 lần so với các thiết bị hiện nay, vì nó có thể quan sát những tinh cầu xa nhất từ trước đến nay".

Tuy nhiên, FAST vẫn còn một số nhược điểm, như không thể theo dõi đường đi của thiên thạch.

Theo kế hoạch, các nhà thiên văn học Trung Quốc sẽ được ưu tiên làm việc với FAST trong vòng 2-3 năm, sau đó, thiết bị có thể được sử dụng bởi các nhà khoa học trên khắp thế giới.

Nguồn: CNN

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại