Khoa học thực hiện chuyến thám hiểm tại nơi sâu nhất lịch sử, nhưng thứ họ tìm ra lại khiến nhân loại phải lo lắng

J.D |

Cơn khủng hoảng rác nhựa của nhân loại mới đây đã được nâng lên một tầng cao mới, khi mới đây các nhà khoa học đã tìm ra dấu vết của rác nhựa dưới đáy khe vực Mariana của Thái Bình Dương - vốn là nơi được xem là "sâu nhất hành tinh".

Theo BBC đưa tin, Victor Vescovo - chuyên gia người Mỹ mới đây đã phá kỷ lục của loài người khi thực hiện chuyến thám hiểm đại dương sâu nhất trong lịch sử, tại khe vực Mariana ở Thái Bình Dương.

Vescovo đã dành hơn 4h đồng hồ để khám phá khu vực này, trong một chiếc tàu ngầm được thiết kế để chịu đựng được áp suất cực lớn. Ông tìm thấy một vài loài sinh vật kỳ dị, nhưng thứ gây bất ngờ hơn cả lại là một chiếc túi nhựa và một chiếc vỏ kẹo.

Hay nói cách khác, dấu vết của rác nhựa đã xuất hiện ở nơi sâu nhất hành tinh.

Khoa học thực hiện chuyến thám hiểm tại nơi sâu nhất lịch sử, nhưng thứ họ tìm ra lại khiến nhân loại phải lo lắng - Ảnh 1.

Chuyến thám hiểm đi vào lịch sử và khám phá đáng buồn

Được biết, đây mới lần thứ 3 con người tiếp cận đáy vực Mariana. Đầu tiên là chuyến thám hiểm do Hải quân Mỹ thực hiện vào năm 1960 trên con tàu Triste, do trung úy Don Walsh và kỹ sư người Thụy Sĩ Jacques Piccard dẫn đầu. Lần thứ hai là vào năm 2012, được thực hiện bởi đạo diễn nổi tiếng James Cameron.

Và lần gần nhất - cũng là lần sâu nhất - thuộc về Vescovo. Ông đã phá kỷ lục của nhân loại khi chạm đến độ sâu kỷ lục 10.927m - hơn 11m so với 2 lần trước đó.

Khoa học thực hiện chuyến thám hiểm tại nơi sâu nhất lịch sử, nhưng thứ họ tìm ra lại khiến nhân loại phải lo lắng - Ảnh 2.

Trung úy Don Walsh chúc mừng thành tựu của Victor Vescovo

Tổng cộng, Vescovo và đội của mình đã thực hiện 5 cuộc lặn trong chuyến thám hiểm lần này. Họ còn cài cả robot để có thể khám phá một cách kỹ càng hơn toàn bộ khu vực.

"Thực sự là chúng tôi đã phấn khích khôn kể với những gì đã làm được." - Vescovo chia sẻ với BBC.

"Con tàu ngầm, tàu mẹ, cùng toàn bộ đội thám hiểm tài năng của chúng tôi đã đưa công nghệ thám hiểm đại dương lên một tầm cao mới. Chúng tôi có thể lặn liên tục và nhanh chóng xuống khu vực sâu nhất, khắc nghiệt nhất đại dương."

Người theo dõi và chứng kiến cuộc lặn là Don Walsh - vị trung úy dẫn đầu chuyến thám hiểm Mariana năm 1960. Anh cho biết: "Tôi kính trọng Victor Vescovo và toàn bộ đội của ông về thành tựu trong chuyến thám hiểm lịch sử này tại vịnh Mariana."

"6 thập kỷ trước, tôi và Piccard là những người đầu tiên đến nơi sâu nhất hành tinh. Và giờ thật vinh dự cho tôi khi được mời lên tàu, và được tận mắt chứng kiến thời khắc lịch sử này."

Khoa học thực hiện chuyến thám hiểm tại nơi sâu nhất lịch sử, nhưng thứ họ tìm ra lại khiến nhân loại phải lo lắng - Ảnh 3.

Đội nghiên cứu tin rằng họ đã tìm ra 4 loài giáp xác mới. Họ trông thấy một con sâu trông giống chiếc thìa ở độ sâu 7000m, và một cá nòng nọc (snailfish) màu hồng ở độ sâu 8000m.

Ngoài ra còn có những mỏm đá mang màu sắc sặc sỡ, mà nhiều khả năng là do vi khuẩn tác động đến.

Tuy nhiên, thứ đau lòng hơn cả lại là dấu vết của rác nhựa được tìm thấy ngay tại khu vực này: rác nhựa.

Đây cũng là điều các chuyến thám hiểm trước kia bằng lander (một dạng thiết bị thăm dò không người lái) từng tìm thấy, nhưng nay đã được xác nhận bằng chính mắt người.

Mỗi năm có hàng triệu tấn rác thải ra các đại dương, nhưng không ai rõ sức lan tỏa của rác nhựa có thể đến tận đâu. Các chuyên gia đang dự tính làm một vài thử nghiệm tại các sinh vật trong khu vực này xem liệu chúng có nhiễm vi nhựa trong người hay không, để rồi từ đó đánh giá lại sức ảnh hưởng của rác nhựa là như thế nào.

Khoa học thực hiện chuyến thám hiểm tại nơi sâu nhất lịch sử, nhưng thứ họ tìm ra lại khiến nhân loại phải lo lắng - Ảnh 5.

Thám hiểm những khu vực sâu nhất trên toàn bộ đại dương trên thế giới

Chuyến đi xuống đáy vực Mariana chỉ là 1 trong 5 cuộc lặn thuộc chuyến thám hiểm mang tên Five Deeps. Mục đích của chuyến thám hiểm là khám phá những điểm sâu nhất tại 5 đại dương trên thế giới.

Khoa học thực hiện chuyến thám hiểm tại nơi sâu nhất lịch sử, nhưng thứ họ tìm ra lại khiến nhân loại phải lo lắng - Ảnh 6.

Vescovo chính là người đã tài trợ cho chuyến thám hiểm này. Trước Mariana thì trong vòng 6 tháng qua, đội của ông đã khám phá vực Puerto Rico của Đại Tây Dương (sâu 8376m), vực South Sandwich (7.433m) của Nam Đại Dương (còn gọi là Nam Băng Dương), và vực Java của Ấn Độ Dương (sâu 7.192m).

Thử thách cuối cùng của đội là đáy Molloy Deep của Bắc Băng Dương, và chuyến thám hiểm dự tính sẽ được thực hiện vào tháng 8/2019.

Khoa học thực hiện chuyến thám hiểm tại nơi sâu nhất lịch sử, nhưng thứ họ tìm ra lại khiến nhân loại phải lo lắng - Ảnh 7.

Vescovo dành 4 tiếng đồng hồ để khám phá đáy vực Mariana

Khoa học thực hiện chuyến thám hiểm tại nơi sâu nhất lịch sử, nhưng thứ họ tìm ra lại khiến nhân loại phải lo lắng - Ảnh 8.

Để hoàn thành chuyến thám hiểm này, Vescovo đã sử dụng con tàu DSV Limiting Factor do công ty Triton Submarines của Mỹ sản xuất. Tàu dài 4,6m, thân tàu làm từ titanium có độ dày 9m, được thiết kế để chịu đựng áp suất cực cao và nhiệt độ siêu thấp, nhờ thế cho phép đội từ 1 - 2 người khám phá những nơi sâu nhất thế giới.

Sau khi Five Deeps kết thúc, Vescovo dự tính sẽ trao lại con tàu cho các tổ chức khoa học khác, để họ tiếp tục sử dụng mà nghiên cứu sâu hơn về những khu vực này.

Tham khảo: BBC

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại