Ngày xưa, địa hình bậc thang hồng và trắng của hồ Rotomahana, New Zealand gồm một loạt các bể chứa màu sắc rực rỡ, do trầm tích giàu silic và hoạt động núi lửa tạo thành được coi là "kỳ quan thứ 8 của thế giới cổ đại".
Sau khi núi lửa khổng lồ Tarawera ở New Zealand phun trào vào ngày 10/6/1886, địa hình hồng và trắng rộng lớn đã bị phá hủy.
Mặc dù không còn nhìn thấy được bằng mắt nữa nhưng một số nhà địa chất hy vọng rằng nó chỉ bị chôn vùi chứ không mất đi hoàn toàn. Vụ núi lửa phun trào vẫn là nguyên nhân của nhiều bí ẩn từ đó đến nay.
Địa hình đá màu hồng và trawsngs.
Các nhà nghiên cứu tình cờ tìm thấy những cuốn nhật ký của nhà địa chất thế kỷ 19, Tiến sĩ Ferdinand Von Hochstetter đã mô tả chính xác vị trí của địa hình hồng và trắng. Họ hy vọng sẽ lại được nhìn thấy địa hình đá màu sắc.
Thật không may, một nghiên cứu toàn diện mới đây đã kết luận hy vọng này là khá xa vời - có vẻ như địa hình hồng và trắng không thể trở lại.
Các nhà khoa học New Zealand đã kết luận địa hình bậc thang thơ mộng hồ Rotomahana bị phá hủy ở đáy hồ, giống y như kết luận của họ vào năm 2016.
Sau nghiên cứu gần đây dựa trên các bản đồ lịch sử đặt ra giả thuyết thềm địa chất có thể đã bị chôn vùi bên cạnh hồ, họ quyết định làm sáng tỏ bí ẩn của kỳ quan bị biến mất mãi mãi.
Họ đưa ra kết luận này dựa vào hàng loạt thông tin, bao gồm: Các bức ảnh lịch sử, bản đồ cổ, từ tính, đo đạc cột nước, chụp ảnh siêu âm, khảo sát địa chấn, chụp ảnh dưới nước và khảo sát hoạt động địa nhiệt dưới đáy hồ.
Phân tích của họ cho thấy rõ ràng thềm địa chất trắng đã gần như hoàn toàn bị xóa sổ bởi núi lửa phun trào.
Đồng thời, núi lửa phun trào đã làm tăng mặt nước hồ ít nhất 60 m và diện tích hồ tăng khoảng 5 lần. Nước dâng tràn ngập nhiều khu vực xung quanh, cùng với tàn dư của thềm địa chất màu hồng, hiện đang nằm dưới đáy hồ Rotomahana.
Tiến sĩ De Ronde nói thêm: "Có lẽ không đáng ngạc nhiên vì vụ núi lửa phun trào năm 1886 quá mạnh đến nỗi ở Auckland (thành phố lớn nhất ở New Zealand) và ở miền nam cũng nghe thấy tiếng nổ, nên vùng địa hình màu sắc biến mất là điều dĩ nhiên. Vụ nổ đã để lại dấu vết dài 17km qua núi Tarawera và phía tây nam bên dưới hồ."
Nguồn bài và ảnh: IFL Science