Kho báu khổng lồ của nhà Nam Minh ẩn chứa bí mật khiến nhà khảo cổ điên đầu?

Hoàng Lê |

Có nhiều khu vực của Trung Quốc được tương truyền là có kho báu, thu hút nhiều người khám phá nhưng đến nay kết quả đạt được rất hạn chế.

Các hoàng đế thời cổ đại là những người nắm quyền hành cao nhất của đất nước, và đương nhiên của cải họ có cũng là vô số, nhưng chúng không bao giờ được sử dụng hết và thường bị mất tích, lưu lạc trong nhân gian sau chiến tranh loạn lạc hoặc sau khi một triều đại sụp đổ. Và nhiều giả thiết cho rằng các hoàng đế nhà Nam Minh từng giữ một kho báu và họ đã cất giấu nó.

Nhà Nam Minh thật sự đã từng có một kho báu khổng lồ?

Với sự biến đổi liên tục của lịch sử, trong khi các triều đại mới luôn muốn xóa bỏ di sản, thậm chí bôi nhọ vương triều cũ, thì cũng thiếu những thông tin về sự giàu có của tầng lớp quý tộc thời trước nhằm làm kích động sự phẫn nộ của dân chúng tầng lớp dưới.

Ví dụ như trong thời kỳ khủng hoảng cuối triều đại nhà Thanh, quân đội các cường quốc phương Tây đã lấy đi hàng chục triệu lượng vàng, bạc từ Trung Quốc, bên cạnh số của cải người ta biết được thì cũng có những "kho báu" bị che giấu để tránh rơi vào tay người ngoại quốc lẫn những kẻ cướp bóc khác.

Kho báu khổng lồ của nhà Nam Minh ẩn chứa bí mật khiến nhà khảo cổ điên đầu? - Ảnh 1.

Hình minh họa một hoàng đế cuối triều nhà Minh (Ảnh: Tanmizhi.com)

Năm 1644, vương triều nhà Minh được cho là sụp đổ sau khi mất kinh đô Bắc Kinh, nhưng một tôn thất nhà Minh khác là Chu Do Tung (trước được phong Đức Xương vương) đã tập hợp những người trung thành với triều đại cũ, rồi lên ngôi hoàng đế ở Nam Kinh, lịch sử gọi là triều Nam Minh, hy vọng khôi phục nhà Minh.

Tuy nhiên, tài đức của hoàng đế quá tầm thường và thêm sự tham lam của bản thân đã dẫn đến việc quân đội Nam Minh chiến đấu không hiệu quả. Thời đó, khi đang chiếm lĩnh được vùng miền nam đông dân và giàu có ở Trung Hoa, ông đã cho người tìm kiếm nhiều của cải, vàng bạc, đá quý. Số tài sản này sau đó lưu lạc ở Phúc Kiến và không còn thông tin về chúng.

Theo của người dân địa phương khi ấy, có một ngọn núi ở ngoại ô huyện Thượng Hằng, Phúc Kiến. Địa hình nơi này rất hiểm trở. Theo dân làng, có rất nhiều đền miếu quanh núi bởi đã nhiều binh lính chết trận ở đây. Ở đó có một cây cầu do vị tướng của quân Thanh ra lệnh xây dựng để truy bắt vua Minh.

Nhưng vị tướng này đã thất bại và tự sát ngay trên cây cầu. Trong những tàn tích của các ngôi đền, miếu trên núi người ta phát hiện đồ sứ men màu xanh trắng, cùng với một vài cổ vật bao gồm cả ngọc bội.

Kho báu khổng lồ của nhà Nam Minh ẩn chứa bí mật khiến nhà khảo cổ điên đầu? - Ảnh 3.

Dấu tích từ một cổ vật thời xưa ở Trung Quốc (Ảnh: Tanmizhi.com)

Triều đại ngắn ngủi nhưng tích lượng của cái lớn

Sau khi Chu Do Tung lập nhà Nam Minh, ông đặt niên hiệu là Hoằng Quang (nên ông còn được gọi là Hoằng Quang đế). Trong một năm đầu thành lập, số tiền có được nhờ thu thuế ở vùng họ làm chủ gần như không bao giờ được sử dụng để hỗ trợ dân chúng và tạo dựng những thứ cần thiết các.

Ngoài phần chi cho quân sự để chống quân Thanh, một phần lớn tiền khác được dành cho hoàng đế, quý tộc, quan lại triều đình với một bộ máy quan liêu, họ sống một cuộc sống xa hoa, vương giả.

Khi có danh nghĩa thiên tử phục quốc nhà Minh, Hoằng Quang đế ngay lập tức muốn được hưởng sự sung túc, giàu có mà các vị vua trong thời kì thịnh trị của nhà Minh từng có. Ông ra lệnh xây dựng một cung điện cho mình và mẫu hậu của mình, ra sức chuẩn bị cho việc nạp phi tần. Người dân các tỉnh nam Trung Quốc vô cùng thất vọng .

Tích lũy của cải nhiều, khi Hoằng Quang bị quân Thanh bắt, một số quý tộc nhà Minh đem nhiều tiền bạc chạy sang Phúc Kiến để theo Chu Do Kiệt (một vương gia khác của nhà Minh sau này tự xưng vua). Cuối cùng cũng không thể khôi phục vương triều.

Tuy nhiên, vàng bạc châu báu bị nghi ngờ đã được giấu tại một số nơi ở Phúc Kiến. Để lại dấu hỏi lớn cho nhiều người, nhưng đến tận ngày nay, manh mối tìm được vẫn là rất ít ỏi.

Tham khảo : TANMIZHI.COM

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại