Những từ ngữ chúng ta sử dụng hàng ngày ở nơi công sở, có thể phản ánh xem chúng ta là người có EQ cao hay không. Những người có EQ cao thường nhận được sự yêu mến của đồng nghiệp và những người có trí thông minh cảm xúc thấp thì ngược lại.
Có một cụm từ phổ biến mà các chuyên gia khuyên nhân viên nên tránh bằng mọi giá khi nói chuyện với sếp, đó là: "Em không biết".
Patrice Lindo - Giám đốc điều hành của Career Nomad - một công ty tư vấn nghề nghiệp chia sẻ: "Khi nói câu 'em không biết' với sếp, nó chẳng khác gì việc bạn chấp nhận việc bản thân không thiếu kiến thức về một vấn đề nào đó. Nó có thể khiến bạn trở thành một nhân viên không có hứng thú trong việc giải quyết vấn đề. Hơn nữa, cụm từ này không thể hiện sự chủ động và sẵn sàng học hỏi".
Mọi người thường nói "Em không biết" trong nhiều tình huống khác nhau, từ bày tỏ sự không đồng tình đến việc thể hiện rằng bạn không có thông tin gì trong công việc mà sếp yêu cầu. Dưới đây là một số lựa chọn thay thế mà bạn có thể áp dụng, thay vì nói "Em không biết".
1. Yêu cầu dành chút thời gian để nghiên cứu: Đề nghị tìm câu trả lời hoặc ví dụ từ các nguồn trực tuyến có uy tín như nghiên cứu, báo cáo có thể cho thấy rằng bạn là một nhân sự làm việc dựa trên giải pháp.
2. Đòi hỏi thêm thông tin: Nếu yêu cầu của sếp nằm ngoài khả năng của bạn, hãy nhờ họ hoặc một đồng nghiệp hiểu biết giải thích thêm. Điều này nhằm chứng minh bạn là một người luôn mong muốn trau dồi, cải thiện và nâng cao kiến thức, cũng như hiệu suất làm việc của mình.
3. Đề xuất phương pháp hợp tác để cùng tìm ra giải pháp: Việc tìm kiếm sự trợ giúp từ một nhóm chuyên gia với những kỹ năng khác nhau có thể giúp bạn giải quyết vấn đề nhanh hơn và hiệu quả hơn so với việc làm một mình.
Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đồng tình với lời khuyên của Lindo. Theo một cuộc khảo sát năm 2022 với hơn 170 nhà tuyển dụng, 60% các công ty cho biết những phẩm chất hàng đầu mà họ tìm kiếm ở nhân viên là kiến thức chuyên môn hiện tại và sự cam kết cải tiến về năng suất, hiệu quả và lợi nhuận.
Ngay cả tỷ phú Mark Cuban cũng cho rằng những nhân viên nỗ lực hoàn thành công việc, ngay cả khi họ không có thế mạnh ở lĩnh vực đấy, sẽ có lợi thế cạnh tranh so với những ứng viên khác.
"Điều duy nhất trong cuộc sống mà bạn có thể kiểm soát là nỗ lực của chính mình. Và sẵn sàng làm coi đó là một lợi thế cạnh tranh rất lớn, bởi vì hầu hết mọi người đều không làm như vậy", một doanh nhân chia sẻ.
Theo CNBC