Khẳng định sức mạnh bảo mật vô địch nhưng FBI vừa tự mở khóa iPhone thành công sau nhiều lần bị Apple từ chối

Duni |

FBI lại vừa mở khóa thành công iPhone mà không cần sự trợ giúp của Apple.

Sau nhiều tháng cố gắng, mới đây FBI cho biết họ đã mở khóa thành công chiếc iPhone của Mohammed Alshamrani, kẻ đã gây ra một vụ xả súng khủng bố tại căn cứ Không quân Hải quân ở thành phố Pensacola, Florida vào tháng 12 năm ngoái khiến 3 người thiệt mạng và 8 người bị thương. Đáng chú ý, cơ quan này đã làm điều đó mà không cần sự trợ giúp của Apple.

Theo một nguồn tin thân cận từ chối tiết lộ danh tính, FBI cuối cùng có thể truy cập vào điện thoại của Alshamrani không phải bằng kỹ thuật công nghệ chưa từng có mà bằng "người đoán mật mã tự động".

Khẳng định sức mạnh bảo mật vô địch nhưng FBI vừa tự mở khóa iPhone thành công sau nhiều lần bị Apple từ chối - Ảnh 1.

Quay trở lại thời điểm xảy ra vụ việc, FBI đã thu giữ chiếc iPhone của Alshamrani và đề nghị Apple hỗ trợ mở khóa với hy vọng tìm kiếm được thông tin quan trọng liên quan để vụ xả súng cũng như đồng phạm của hắn.

Thế nhưng Apple lại thẳng thừng từ chối yêu cầu của FBI với lý do iPhone có độ bảo mật cao và dù muốn hay không, Apple cũng không thể mở khóa. Các chuyên gia cho rằng hành động của gã khổng lồ công nghệ nhằm bảo vệ uy tín của công ty trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân của người dùng đồng thời khẳng định sức mạnh bảo mật của iPhone.

Dù vậy, bất kể lý do là gì, phía FBI đã bày tỏ sự thất vọng lớn với Apple bởi việc từ chối hỗ trợ khiến họ mất rất nhiều thời gian cũng như công sức để mở khóa.

Trong cuộc họp báo ngày 18/5, Bộ Trưởng Tư pháp Mỹ, William Barr cho biết theo thông tin thu thập được từ chiếc điện thoại, Alshamrani có mối liên hệ với nhóm khủng bố al-Qaeda. Trong vụ xả súng, tên này đã bắn 1 trong 2 chiếc iPhone của mình. FBI sau đó tìm cách khai thác dữ liệu từ chiếc bị bắn và Apple vẫn nhất quyết không hỗ trợ để thực thi pháp luật.

Khẳng định sức mạnh bảo mật vô địch nhưng FBI vừa tự mở khóa iPhone thành công sau nhiều lần bị Apple từ chối - Ảnh 2.

Việc Apple từ chối giúp đỡ khiến FBI tốn nhiều thời gian và công sức để mở khóa chiếc iPhone của kẻ phạm tội.

Ông Barr phát biểu: "Quyết định của Apple gây ra hậu quả nguy hiểm với an toàn công cộng và an ninh quốc gia. Theo đánh giá của tôi là không thể chấp nhận được". Barr và nhiều người khác đã liên tục chỉ trích Apple với việc từ chối mở khóa thiết bị để hỗ trợ công tác điều tra và thực thi pháp luật.

Đầu năm nay, ông Barr chỉ ra rằng vụ án của Alshamrani "minh họa hoàn hảo lý do tại sao các nhà điều tra nên có quyền truy cập vào dữ liệu của kẻ phạm tội khi có lệnh của tòa án". Ông nói: "Chúng tôi đã yêu cầu Apple giúp đỡ trong việc mở khóa iPhone của kẻ xả súng. Đến nay, họ vẫn không cung cấp bất kỳ sự trợ giúp đáng kể nào".

Trong khi đó, các chuyên gia bảo mật đã khẳng định trong suốt những năm qua rằng việc hỗ trợ mở khóa có thể tạo ra lỗ hổng để tội phạm xâm nhập vào thiết bị mã hóa.

Trên thực tế, mối quan hệ giữa Apple và FBI đã trở nên căng thẳng từ năm 2016, khi cơ quan điều tra này nhờ Apple mở khóa chiếc iPhone của Syed Rizwan Farook, 1 trong 2 tay súng tấn công Trung tâm Regional Inland ở California cuối năm 2015 khiến 14 người thiệt mạng và ít nhất 21 người bị thương.

Sau đó, FBI cũng tự mở khóa thành công chiếc iPhone của tên này mà không nhận được sự trợ giúp của Apple. Thời điểm đó, "nhà táo" cũng khẳng định sản phẩm của họ không thể bị phá khóa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại