Hình ảnh các hành tinh trong hệ Mặt trời.
Sao Thủy. Sự tồn tại của Sao Thủy được ghi nhận sớm nhất từ khoảng 3000 năm trước Công nguyên. Ngày 7/11/1963, nhà thiên văn học người Pháp Pierre Gassendi lần đầu quan sát Sao Thủy qua kính thiên văn.
Ngày 29/3/1974, Tàu Mariner 10 lần đầu bay qua Sao Thủy và chụp được hình ảnh Sao Thủy hình bán nguyệt.
Sau Mariner 10, NASA phóng con tàu thứ 2 mang tên Messenger thăm dò Sao Thủy vào ngày 3/8/2004.
Sao Kim, ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm. Nhà thiên văn học Galileo Galilei ghi chép về sự thay đổi của Sao Kim từ năm 1610. Trong bức ảnh này, Sao Kim được quan sát trên bầu trời đêm từ sa mạc Trắng (Tây Nam Cairo, Ai Cập) năm 2015.
Con tàu đầu tiên "ghé thăm" Sao Kim là Mariner 2 của NASA năm 1962. Năm 1970, tàu Venera 7 của Liên Xô cũng khám phá thành công bề mặt hành tinh này. Trong ảnh là tàu Venera 7 được phóng ngày 17/8/1970.
Tàu Megallan của NASA đã đi vào quỹ đạo của Sao Kim ngày 10/8/1990, ghi được 98% dữ liệu bề mặt hành tinh này. Các hành ảnh cho thấy bằng chứng về các dòng dung nham và cả gió trên bề mặt sao Kim.
Sao Hỏa. Các nhà quán sát sao Hỏa thời xa xưa, trong đó có cả người Babylon, Ai Cập, Hy Lạp và La Mã đều liên hệ hành tinh này với chiến tranh, vì nó biểu tượng cho màu đỏ, màu của máu.
Mariner 4 của NASA là con tàu đầu tiên bay qua Sao Hỏa vào ngày 14/7/1965 và đã gửi về những hình ảnh đen trắng đầu tiên về bề mặt Sao Hỏa. Năm 1976, hai con tàu Viking 1 và 2 đã hạ cánh xuống Sao Hỏa.
Sao Mộc. Nhà thiên văn học Galileo Gelilei quan sát chi tiết về hành tinh này từ đầu năm 1610 qua một kính thiên văn nhỏ và phát hiện ra 4 mặt trăng lớn nhất của Sao Mộc là Io, Europa, Ganymede và Callisto.
Pioneer 10 là con tàu đầu tiên được phóng lên vũ trụ để nghiên cứu Sao Mộc năm 1972. Con tàu gửi những hình ảnh đầu tiên về hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời của chúng ta vào ngày 4/12/1973.
NASA phóng tàu Juno năm 2011 và con tàu đi vào quỹ đạo của Sao Mộc ngày 4/7/2016. Đây là bức ảnh về khu vực cực nam của Sao Mộc do tàu Juno gửi về.
Sao Thổ. Năm 1610, Galileo Galilei từng nhầm Sao Thổ là một hành tinh có kích thước lớn gấp 3 lần thực tế của nó do các vành đai bao quanh. Tuy nhiên năm 1655, nhà toán học người Hà Lan Christiaan Huygens phát hiện ra các vành đai bao quanh Sao Thổ cùng mặt trăng lớn nhất của nó, Titan.
Pioneer 11 của NASA bắt đầu khám phá Sao Thổ vào năm 1979. Các con tàu Voyager 1 và Voyager 2 lần lượt được phóng lên vũ trụ năm 1980 và 1981 để khám phá Sao Thổ.
Trong ảnh là mặt trăng Enceladus của Sao thổ, được chụp năm 2005.
Sao Thiên vương. Hành tinh được phát hiện ngày 13/3/1781, bởi nhà thiên văn học William Herschel. Ban đầu ông nhầm tưởng đây là một ngôi sao hoặc một sao chổi. Phải 2 năm sau đó nó mới được chấp nhận là một hành tinh mới sau sự quan sát của nhà khoa học người Đức Johann Elert Bode.
Giống như Sao Thổ, Sao Thiên vương cũng có các vành đai bao quanh và các vành đai này được phát hiện vào ngày 10/3/1977.
Sao Hải vương. Thế kỷ 15, Sao Hải vương được Galileo ghi nhận là một ngôi sao cố định. Tiu nhiên, nhà thiên văn học người Đức Johann Gottfried Galle mới là người đầu tiên phát hiện ra hành tinh này vào ngày 23/9/1846.
Năm 1989, Voyager 2 là con tàu đầu tiên và duy nhất "ghé thăm" Sao Hải vương.
Ngày 12/7/2011, Sao Hải vương hoàn thành quỹ đạo 165 năm đầu tiên vòng quanh Mặt trời kể từ khi nó được phát hiện vào năm 1846.
Sao Diêm vương, được nhà thiên văn học người Mỹ Clyde Tombaugh phát hiện ngày 18/2/1930 và kể từ đó nó được coi là hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt trời.
Tuy nhiên, đến năm 2006, Sao Diêm vương không còn được coi là 1 hành tinh trong hệ Mặt trời và được nhắc tới với cai tên "hành tình lùn"./.