Dù tất cả các khoản vay này không có tài sản đảm bảo, nhưng ngân hàng muốn thu về 1,32 tỷ đồng từ các khoản nợ xấu này.
Đáng chú ý, chỉ trong vòng 5 ngày ngân hàng đã hai lần rao bán các khoản nợ này. Trong lần rao bán trước đó, mức giá khởi điểm được công bố bằng đúng với giá trị sổ sách của các khoản nợ.
Với tính chất là vay tiêu dùng, các khoản nợ này có giá trị từ 3,5 – 50 triệu đồng, bao gồm nợ gốc, lãi, lãi phạt.
Giá bán khởi điểm của từng khoản nợ cũng không thấp hơn quá nhiều so với giá trị ghi sổ khoản nợ. Chẳng hạn như khoản nợ 16,306 triệu đồng được bán với giá khởi điểm đến 14,675 triệu đồng. Hơn nữa, người mua phải nộp tiền đặt cọc bằng đúng mức giá khởi điểm của món nợ.
Vietinbank rao bán khoản nợ lần hai trong vòng 5 ngày với giá giảm nhẹ.
Vietinbank cho biết, giá khởi điểm của những khoản vay tiêu dùng được rao bán này không bao gồm các chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản và các chi phí khác (nếu có) khi thực hiện mua khoản nợ, các chi phí này do người trúng đấu giá chịu. Việc mua, bán khoản nợ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
Trước đó, ngày 29/11/2021 VietinBank cũng từng rao bán 76 khoản nợ vay tiêu dùng của các khách hàng cá nhân bị quá hạn, với tổng giá trị ghi sổ khoản nợ gồm gốc, lãi và lãi phạt là hơn 1,64 tỷ đồng. Các khoản vay tiêu dùng này cũng không có tài sản bảo đảm. Ngân hàng này rao bán giá khởi điểm bằng với giá trị ghi sổ khoản nợ và cũng yêu cầu khách hàng đóng tiền đặt trước bằng đúng giá khởi điểm. Đáng chú ý, trong loạt khoản nợ được rao bán này, có khoản nợ chỉ hơn 1 triệu đồng và nhiều nhất là khoản nợ hơn 73 triệu đồng.