Hầu hết các loại sợi quần áo đều được làm từ nguyên liệu thực vật, thường là cellulose , rất bền và dễ gia công. Cellulose cũng ưa nước và sẽ hấp thụ càng nhiều càng tốt cho đến khi bão hòa. Tất cả các sợi vải đều bị thấm nước trong máy giặt.
Một số liên kết hydro giữ cellulose lại với nhau bị phá vỡ do cellulose bão hòa, trương nở. Khi nước bắt đầu bay hơi, các liên kết hydro giữa các chuỗi cellulose được tái tạo, đưa chúng trở lại trạng thái bền chắc.
Trong máy sấy, quần áo chuyển động liên tục nên các sợi cellulose không thể liên kết lại một cách chắc chắn và toàn diện. Điều này khiến khăn có cảm giác hơi bông vì các sợi bông không liên kết chặt chẽ với nhau. Nếu bạn phơi quần áo ướt trên dây, vị trí tĩnh này sẽ cho phép các sợi cellulose tái tạo liên kết hydro hiệu quả hơn. Nhiều liên kết hơn giữa các sợi có nghĩa là độ chắc chắn hơn, dẫn đến cảm giác cứng cáp hơn.
Đối với những người thích sự tiện lợi, sấy quần áo là lựa chọn tuyệt vời, đồng thời đảm bảo quần áo không bị trầy xước. Nhưng việc phơi khô quần áo có ưu điểm là thân thiện với môi trường vì nó làm giảm lượng khí thải carbon và mức sử dụng điện. Cách này cũng giúp cho quần áo ở tình trạng tốt hơn vì sấy khô có thể làm tăng ma sát, làm mòn vải và thậm chí có thể làm phai màu.
Tuy nhiên quần áo được phơi khô thì thường sẽ để lại nếp nhăn và đường may trên quần áo, điều đó có nghĩa là bạn có thể phải là trước khi mặc. Sấy khô - do chuyển động liên tục - ít có khả năng gây ra vấn đề này.
Có một số thủ thuật thông minh để giảm cảm giác “giòn” của vải phơi khô. Hãy giảm lượng chất tẩy rửa bạn thường sử dụng xuống 20% và bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi. Có quá nhiều chất tẩy rửa trong quần áo của bạn có thể làm cho vấn đề về sợi vải bị xước trở nên tồi tệ hơn.
Như đã giải thích trước đó, chuyển động quay liên tục của máy sấy là nguyên nhân giữ cho các sợi không tạo thành một tấm thảm rắn. Vì thế nếu giũ quần áo ướt trước khi treo lên hoặc phơi quần áo vào một ngày nhiều gió, bạn có thể tránh được tình trạng khô cứng.
Theo ABC Science