Nhóm các nhà nghiên cứu do nhà sinh vật học Monica Gagliano của Đại học Tây Úc dẫn đầu đã đặt hạt giống đậu vào chậu hình chữ Y. Một phía của chậu được đặt trong nước và một phía khác được đặt trong đất khô.
Nhờ nghe rung động trong đất, thực vật luôn tìm được nước ở những nơi khô hạn - Ảnh: Shutterstock.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rễ cây luôn luôn hướng về phía bên có nước, ngay cả khi nó đã bị che đậy sau lớp nhựa.
Tiến sĩ Gagliano, tác giả cuốn Scientific American, nói: "Chúng biết nước ở đó, ngay cả khi điều duy nhất để phát hiện ra là âm thanh của nước chảy trong đường ống". Tiến sĩ Gagliano tin rằng thực vật sử dụng sóng âm để phát hiện nước khi nó ở xa.
Các nhà nghiên cứu cho biết: "Vì nước thiết yếu cho sự sống, các sinh vật đã phát triển một loạt các chiến lược để đối phó hạn chế về nước, bao gồm cả việc tích cực tìm kiếm độ ẩm ưa thích để tránh bị mất nước".
Ban đầu, chúng ta biết cây cối hướng rễ của chúng đến khu đất có nguồn nước, nhưng làm thế nào mà chúng phát hiện ra nguồn nước thì chưa được rõ.
Giờ đây, nhóm đã có thể rút ra kết luận nếu cây gần với nguồn nước, chúng sử dụng chênh lệnh độ ẩm (moisture gradient) để tiếp cận nguồn nước nhưng khi nguồn ở xa, chúng dùng cách cảm nhận các rung động.
Nhóm khoa học chia sẻ: "Chúng tôi thấy rằng, rễ có thể định vị được một nguồn nước bằng cách cảm nhận sự rung động do nước di chuyển bên trong ống dẫn, ngay cả khi không có độ ẩm trên bề mặt". Điều này có thể giải thích tại sao thực vật luôn có thể tìm thấy nước trong khí hậu khô hạn nhất…
Nghiên cứu này hỗ trợ một nghiên cứu năm 2014 của các nhà nghiên cứu tại Đại học Missouri, nơi phát hiện ra rằng cây trồng có thể xác định âm thanh gần nó như âm thanh nhai lá của sâu để từ đó phản ứng lại các mối đe dọa trong môi trường.
Họ cho rằng thực vật cũng có thể cảm nhận được côn trùng vo ve hay tiếng gió thổi qua cây.
Trong nghiên cứu này, sâu bướm được đặt vào một cây có hoa nhỏ họ hàng với cải bắp. Nhóm khoa học dùng laser và vật liệu phản xạ nhỏ để trên lá cây nhằm đo sự di chuyển của lá khi phản ứng với việc nhai của sâu bướm.
Heidi Appel, nhà nghiên cứu cấp cao của Phòng Khoa học Thực vật thuộc Trường Cao đẳng Nông nghiệp, Thực phẩm và Tài nguyên thiên nhiên, cho biết:
"Chúng tôi phát hiện ra tín hiệu "rung động ăn uống" (feeding vibration) thay đổi trong quá trình trao đổi chất của các tế bào thực vật khiến tạo ra nhiều chất tự vệ hơn để đẩy lùi các cuộc tấn công từ sâu bướm.
Nguồn: Dailymail