Kết cục rùng rợn của những người mở quan tài xác ướp Ai Cập

Green |

Chuỗi tai nạn bí hiểm bắt đầu với cái chết của George Carnarvon, một người có mặt trong đoàn khảo cổ Ai Cập, ông qua đời vì nhiễm trùng do bị muỗi cắn vào năm 1923.

Mới đây, các nhà khảo cổ học Ai Cập đã phát hiện ra hơn 100 quan tài cổ tại khu phức hợp kim tự tháp Saqqara, gần thủ đô Cairo, Ai Cập. Bên cạnh những tò mò về các cổ vật trong khu hầm mộ, nhiều người bắt đặt ra câu hỏi quan ngại khi nhắc đến "lời nguyền mở nắp quan tài xác ướp" nổi tiếng một thời.

Cuộc khai quật hầm mộ vua Tutankhamun

Trường hợp nổi tiếng nhất liên quan đến cái chết bi thảm và khó hiểu của nhiều nhà khảo cổ học là khi khai quật hầm mộ Pharaoh Tutankhamun năm 1922. Chuỗi tai nạn bí hiểm bắt đầu với cái chết của George Carnarvon, một người có mặt trong đoàn khảo cổ, ông qua đời vì nhiễm trùng do bị muỗi cắn vào năm 1923.

Kết cục rùng rợn của những người mở quan tài xác ướp Ai Cập - Ảnh 1.

Vài tháng sau, người anh em của Carnavon, Aubrey Herbert cũng qua đời vì lý do tương tự. Thậm chí, cả những người không đặt chân vào khu mộ cũng gặp tai họa khủng khiếp.

Một người tên Bruce Ingham sở hữu chiếc vòng tay cổ vật trong kim tự tháp, trên đó có khắc dòng chữ "Nguyền rủa những người can thiệp vào cơ thể ta và lấy đồ vật để làm trang sức". Nhà của Ingham sau đó đã bị sập hoàn toàn vì động đất. Khi được xây lại lần hai, ngôi nhà lại bị lũ lụt phá hủy.

Kết cục rùng rợn của những người mở quan tài xác ướp Ai Cập - Ảnh 2.

Năm 1924, một người tham gia vào quá trình giám định xác ướp cũng qua đời không rõ lý do. Hoàng tử Ai Cập, Ali Kamel Fahmy Bey, cũng tham dự vào cuộc khai quật, sau khi chụp ảnh hầm mộ đã bị vợ bắn chết ở London. Và còn hàng loạt những cái chết bí ẩn khác trong đoàn khảo cổ được cho là có liên quan đến "lời nguyền xác ướp Ai Cập".

Kết cục rùng rợn của những người mở quan tài xác ướp Ai Cập - Ảnh 3.

Ngoài chiếc quan tài của vua Tutankhamut, chuyến khai quật này cũng phát hiện đươc một nhạc cụ cò khá nguyên vẹn. Món đồ được đặt tên là chiến kèn của vua Tut. Điều kỳ lạ là mỗi khi chiếc kèn này được thổi thì ngay sau đó sẽ xảy ra biến động nghiêm trọng trong khu vực. 

Khi nó dược dùng trong buổi biểu diễn hòa nhạc trực tiếp vào năm 1939, cả thủ đô Cairo đã mất điện. Sau đó, thế chiến thứ 2 nổ ra. Năm 1991, chiếc kèn lại được thổi và 1 tuần sau đó, chiến tranh vùng vịnh bùng nổ. Chính vì sự trùng hợp đáng ngờ này đối với món nhạc cụ mà kể từ đó về sau, chiến kèn không được thổi lên bất kỳ lần nào nữa.

Giới khoa học cố gắng lý giải

Kết cục rùng rợn của những người mở quan tài xác ướp Ai Cập - Ảnh 4.

Ở góc độ khoa học, tiến sĩ Penny Wilson, nhà khảo cổ học kiêm chuyên gia nghiên cứu ở đại học Durham, lại cho rằng người Ai Cập cổ đã giăng rất nhiều cạm bẫy để ngăn cản người khác xâm phạm ngôi mộ của mình. Những loại bẫy này theo Wilson có đủ loại từ đơn giản đến phức tạp.

Kết cục rùng rợn của những người mở quan tài xác ướp Ai Cập - Ảnh 5.

59 quan tài Ai Cập cổ mới được công bố tại Sappara, gần Cairo, Ai Cập

Bên cạnh cách khóa chặt cửa, giăng bẫy vật lý, các xác ướp cũng được cho là mang vi khuẩn gây chết người. Chính điều này đã khiến những ai tham gia khai quật đều chết vì nhiễm trùng máu. Dẫu vậy, tiến sĩ Wilson cũng không loại trừ khả năng điều này phản ánh môi trường làm vệ tồi tàn của các nô lệ Ai Cập khi xây dựng kim tự tháp.

Kết cục rùng rợn của những người mở quan tài xác ướp Ai Cập - Ảnh 6.

Các nhà khảo cổ học cho biết, toàn bộ số quan tài vừa tìm được đều trong tình trạng nguyên vẹn

Tuy nhiên, dù thực hư lời nguyên ra sao thì việc các nhà khảo cổ học lẫn những người bảo trợ trong cuộc khai quật lăng mộ vua Tutankhamun cũng khiến cho nhiều người cảm thấy ái ngại khi đội ngũ khảo cổ tiến hành khai quật hơn 100 quan tài tại Sappara.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại