Tham vọng "hồi sinh" hành tinh đỏ (sao Hỏa) có lẽ là điều điên rồ nhất trong những điều điên rồ mà NASA từng thực hiện, để có thể biến hành tinh này thành nơi con người có thể sống được, NASA phải khôi phục lớp "áo giáp" bảo vệ giống như của Trái Đất.
NASA và dự án khôi phục từ trường trên sao Hỏa
Sao Hỏa mất đi 1,3 kg oxy mỗi giây do không có lớp từ trường bảo vệ. Ảnh Internet.
Đối với Trái Đất, từ trường giống như một lớp "áo giáp" bảo vệ vô hình ngăn cản những tác nhân có hại từ vũ trụ như bức xạ Mặt Trời. Nếu không có lớp bảo vệ này, khí quyển của Trái Đất sẽ bị phá hủy, đồng nghĩa với việc sự sống không thể tồn tại.
Nhiệt độ bề mặt tăng cao và nước biển bốc hơi sẽ nhanh chóng biến hành tinh xanh của chúng ta trở thành hành tinh đỏ giống như sao Hỏa.
Tương tự, các nhà khoa học của NASA cũng muốn "mặc" chiếc "áo giáp" nay cho hành tinh đỏ nhằm bảo vệ nó trước các tác nhân có hại từ vũ trụ thông qua việc tạo ra một từ trường bao quanh sao Hỏa và biến nó thành một hành tinh xanh.
Sao Hỏa sẽ được bảo vệ bởi đuôi từ quyển
Và điều đầu tiên mà chúng ta cần làm chính phải tìm cách kích hoạt lại lõi sao Hỏa để tạo ra từ trường ổn định.
Jim Green, giám đốc Bộ phận Khoa học Hành tinh (NASA’s Planetary Science Division Director) của NASA đã tiết lộ ý tưởng này trên Planetary Science Vision 2050 Workshop (ở Washington DC).
Sao Hỏa sẽ nằm ở đuôi từ quyển Mars L1. Ảnh Internet.
Giống như Trái Đất, các nhà khoa học sẽ tạo ra một từ trường lưỡng cực giữa sao Hỏa và Mặt Trời được gọi là Mars L1 (xem hình trên).
Khi đó, sao Hỏa sẽ nằm ở gọn trong đuôi từ quyển (magnetotail) và bảo vệ hành tinh này khỏi các cơn bão Mặt Trời. Sâu xa hơn mục đích đó chính là việc tái thiết bầu khí quyển của hành tinh đỏ nhằm tạo ra một hành tinh có thể sống được.
Jim Green cho hay, khoảng 80 đến 90 % bầu khí quyển sao Hỏa đã bị thổi bay vào vũ trụ do các cơn bão Mặt Trời, theo máy thăm dò không gian Maven, hành tinh đỏ mất đi khoảng 1,3 kg lượng khí oxy mỗi giây.
Đây là tỷ lệ khí có trong bầu khí quyển còn lại của sao Hỏa: Carbon dioxide: 95.9%, Argon: 2.0%, Nitrogen: 1.9% và Oxygen chỉ còn lại 0.14%, Carbon monoxide: 0.06%.
Việc tạo ra từ trường sẽ giúp khôi phục lại điều kiện khí quyển tồn tại cách đây 700 triệu năm, thời điểm mà các đại dương còn tồn tại trên bề mặt.
Khi đó, sao Hỏa hoàn toàn có thể sẽ trở thành hành tinh lý tưởng cho sự sống có thể tồn tại và phát triển cũng như là ngôi nhà mới cho chúng ta trong tương lai.
Dịch từ: DailyMail