‘Kề dao mạng sườn’ Nga, NATO nguy cơ thổi bùng lên căng thẳng Nga - Georgia

Tiệp Nguyễn |

Việc NATO tổ chức tập trận tại biên giới giữa Georgia với Nga, đồng thời sẵn sàng cung cấp "đường tắt" để Georgia gia nhập khối này và phớt lờ việc tự vi phạm các điều luật để trở thành thành viên của chính mình có thể gây ra một cuộc xung đột giữa Nga với Georgia, Văn hóa Chiến lược nhận định.

Cuộc tập trận mang tên Noble Partner 2018 của NATO đã diễn ra từ ngày 1.8 và kết thúc vào này 15.8 tại Georgia. Hơn 3.000 lính của 13 các nước thành viên và đối tác sẽ có mặt trong cuộc tập trận ở ngay gần biên giới Nga. Khoảng 140 đơn vị khí tài sẽ tham gia cuộc tập trận.

Moscow coi những hoạt động này là một sự khiêu khích rõ ràng. Cuộc tập trận là một tín hiệu rõ ràng của NATO, ủng hộ mạnh mẽ cho việc Georgia là thành viên trong liên minh.

Noble Partner đã đổ thêm dầu vào lửa của những căng thẳng đang tăng cao trong khu vực Biển Đen. Nga đang quan ngại về chính sách khiêu khích và hung hăng của Georgia.

Vào ngày 6.8, thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã cảnh báo rằng việc Georgia trở thành thành viên NATO có thể gây ra một "cuộc xung đột tồi tệ".

Tuyên bố này được đưa ra trong một cuộc phỏng vấn với nhật báo Nga Kommersant ngay trước khi diễn ra kỷ niệm 10 năm cuộc chiến Nga- Georgia .

Tổng thống Nga trước đó cũng đã cảnh báo liên minh về bước đi của mình, nhấn mạnh điều đó sẽ dẫn đến những hậu quả không thể lường trước. Điều này, khiến người ta nhớ về sự kiện đã xảy ra đúng 10 năm trước.

Quân đội NATO bắt đầu tập trận Noble Partner 2018.

Vào sáng 8.8.2008, đã nổ ra những cuộc chiến lớn tại và xung quanh Tskhinvali thủ đô của Nam Ossetia sau đó lan rộng sang các khu vực khác của nước này. Georgia đã vi phạm thỏa thuận hòa bình năm 1992 và khai hỏa vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga.

Cuộc tấn công đã gây phá hủy và thương vong nặng nề cho dân chúng. Đáp trả cuộc tấn công của Georgia, lực lượng Nga đã vượt qua biên giới vào ngày 8.8 và giải phóng Nam Ossetia khỏi lực lượng xâm chiếm và giải cứu các binh sĩ của mình.

Cuộc điều tra sau đó của EU đã xác minh chính Georgia là bên khai mào cuộc chiến. Nhiệm vụ điều tra thực tế cuộc chiến được chỉ đạo bởi nhà ngoại giao Thụy Sĩ Heidi Tagliavini bao gồm 20 nhà chính trị, quân sự, nhân quyền và các chuyên gia về luật quốc tế.

Cuộc điều tra đã đưa ra tài liệu phân tích hơn 1.000 trang với các tuyên bố của những nhân chứng cho thấy cuộc chiến được châm ngòi là kết quả của việc lực lượng Georgia đã tấn công Nam Ossetia và lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga theo lệnh của tổng thống Georgia Mikheil Saakashvili.

Báo cáo tuyên bố cuộc chiến đã khai mào bằng "một cuộc pháo kích lớn của Georgia". Tài liệu chỉ ra "không có hành động gây chiến của Nga trước khi Georgia thực hiện chiến dịch...

Việc Georgia tuyên bố có sự hiện diện quân sự trên diện rộng của Nga tại Nam Ossetia trước khi Georgia tấn công là không thể chứng minh... Cũng không thể xác minh rằng Nga sắp thực hiện một vụ tấn công lớn".

Lực lượng của Nga không truy kích tới Tbilisi mặc dù họ có thể làm điều này dễ dàng khi quân đội Georgia tháo lui. Sự đáp trả của Nga là thích đáng với mục tiêu ngăn chặn một cuộc chiến lớn hơn và chấm dứt thương vong và đổ máu.

Nhiệm vụ gìn giữ hòa bình chỉ có một con đường như vậy để thực hiện. Tổng thống Pháp sau đó đã làm nhiệm vụ hòa giải xung đột, một thỏa thuận ngừng bắn đã đạt được vào ngày 12.8.2008, sau đó vào ngày 26.8 Nga đã công nhận độc lập của Abkhazia và Nam Ossetia khỏi Georgia.

Sau 9 tháng chăm chỉ làm việc để khiến EU có kết luận rằng chính Georgia khởi động cuộc chiến. Nhưng thông tin về chiến tranh sau đó được tiến hành với ý định gây tai tiếng cho Nga là một "kẻ đi xâm lược" hay là một nước "khích động các sự kiện".

Không lâu sau khi diễn ra "cuộc chiến ngắn", NATO đã đồng ý kết nạp Georgia - đất nước có đường biên giới chung với Nga. Nếu Georgia tham gia liên minh, NATO sẽ dính líu tới những lãnh thổ tranh chấp và những khu vực ly khai như Nam Ossetia và Abkhazia.

Theo những nguyên tắc cơ bản của việc mở rộng NATO, một đất nước với những lãnh thổ xung đột chưa được giải quyết không thể tham gia liên minh.

Cuộc họp thượng đỉnh mới đây của khối quân sự này cho thấy họ đã sẵn sàng mắt nhắm mắt mở để vi phạm chính luật lệ của mình. Trong cuộc họp thượng đỉnh ngày 11-12.7, NATO đã tái xác nhận cam kết cuối cùng kết nạp Georgia. Mỹ ủng hộ mạnh mẽ điều này.

Chỉ 6 ngày sau sự kiện, đại diện thường trực của Mỹ tại NATO Kay Bailey Hutchison đã đưa ra tuyên bố đặc biệt nhấn mạnh Mỹ ủng hộ nguyện vọng gia nhập khối của Georgia.

Điều này được ủng hộ rộng rãi trong NATO bởi Georgia giữ vị trí là một đối tác đặc quyền, nước này không cần chương trình hành động thành viên như các nước muốn gia nhập khác.

Những đề xuất "đường tắt" cho Georgia nói rằng việc nước này tham gia chương trình quốc gia thường niên và Chương trình thực tế NATO-Georgia (SNGP) là đủ để cho Georgia được trở thành thành viên.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng tin vào điều này: "Georgia có đủ các điều kiện thực tiễn để trở thành một thành viên".

Hội đồng nghị viện NATO cũng tái khẳng định sự ủng hộ vững chắc cho việc liên kết của Georgia với Châu Âu - Đại Tây Dương. Sau cùng, lực lượng của Georgia tại Iraq và Afghanistan là đạo quân phi-NATO lớn nhất, hơn hầu hết các thành viên NATO.

‘Kề dao mạng sườn’ Nga, NATO nguy cơ thổi bùng lên căng thẳng Nga - Georgia - Ảnh 2.

Thủ tướng Nga tuyên bố có thể sẽ xảy ra "xung đột tồi tệ" nếu NATO kết nạp Georgia.

Mỹ coi đất nước này là một đồng minh hữu ích trong một khu vực quan trọng về chiến lược. Mỹ và NATO dự định tăng sự hiện diện quân sự tại Afghanistan.

Georgia có thể đóng một vai trò cố yếu để cung cấp hậu cần, nếu các chuyến vận chuyển được đưa từ cảng Poti của Georgia trên Biển Đen tới Baku sau đó vượt biển Caspian tới Aktau, Kazakhstan trước khi chuyển lên đất liền lần nữa dọc Uzekistan vào Afghanistan.

Georgia là sợi dây kết nối giữa những vùng năng lượng trên biển Caspian tới các thị trường tại Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu vòng qua Nga.

Nước này cũng cung cấp con đường vận chuyển ngắn nhất giữa châu Âu và châu Á để xuất khẩu dầu khí. Nếu cuộc xung đột vũ trang có xảy ra giữa Mỹ với Iran thì chỉ cần vài giờ bay từ Georgia là tới được bất cứ địa điểm nào tại Trung Đông.

Tbilisi đã được suy đi tính lại trong việc xúc tiến chiến lược thành viên của NATO. Cách tiếp cận theo đường tắt đã được nhóm chuyên gia Heritage Foundation có trụ sở tại Washington đưa ra.

Bản đề xuất này tuyên bố Georgia có thể được công nhận là thành viên bằng cách tạm thời loại những vùng lãnh thổ ly khai Abkhazia và Nam Ossetia ra khỏi điều khoảng 5 về đảm bảo an ninh NATO .

Điều khoản 6, xác định các lãnh thổ đặc biệt trong một quốc gia có thể được sửa đổi để bao gồm Nam Ossetia và Abkhazia. Một cách chính thức, quyền thành viên sẽ được coi là tạm thời cho tới khi "quốc tế công nhận lãnh thổ được thiết lập bởi những biện pháp hòa bình và ngoại giao".

Từ quan điểm của Moscow, những đất nước cộng hòa ly khai Abkhazia và Nam Ossetia là những đất nước đồng minh độc lập có sự hiện diện quân sự của Nga trên lãnh thổ của họ.

Nga cam kết phòng vệ cho những nước này trong trường hợp bị tấn công. Nếu một đất nước là thành viên chính thức của NATO tin rằng các nước ly khai này là một phần lãnh thổ thực tế của họ, một cuộc xung đột sẽ diễn ra.

Việc thực hiện các cuộc tập trận, xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự, cung cấp vũ khí và ủng hộ Georgia làm thành viên của NATO là những bước khiêu khích có thể dễ dàng thổi bùng lên ngọn lửa của một cuộc đụng độ.

Chính phủ Nga đã cảnh báo về những hậu quả. Thủ tướng Dmitry Medvedev cũng đã xác định lằn ranh đỏ không thể vượt qua. Ông cũng tuyên bố Nga đã sẵn sàng bình thường hóa quan hệ và khôi phục liên kết về kinh tế. Hiện là thời điểm để Tbilisi đưa ra lựa chọn cho riêng mình.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại