Sự lựa chọn sẽ không dễ dàng, danh sách ứng viên bao gồm Pháp và Nga - những nước đã tham gia vào ngành công nghiệp hạt nhân của nước cộng hòa Trung Á, cũng như Trung Quốc khi Bắc Kinh đã đưa ra đề xuất của mình.
Theo tờ OilPrice, đại diện chính phủ Kazakhstan cảm thấy có phần bối rối. Đề xuất của Trung Quốc đó là sẽ xây dựng một nhà máy điện hạt nhân với chi phí chỉ bằng một nửa so với những gì Pháp, Nga và Hàn Quốc "chào hàng".
Tuy nhiên có những lo ngại về việc thiết kế của Trung Quốc sử dụng công nghệ lạc hậu, mặc dù có khả năng tương thích hấp dẫn với các cụm nhiên liệu do Kazakhstan sản xuất. Nhà máy điện hạt nhân này sẽ gồm hai tổ máy dự kiến có chi phí 12 tỷ USD và công suất 2,4 GW.
Truyền thông Kazakhstan dẫn lời đại diện nhóm giám sát cho biết chính phủ dù rất tiếc nhưng đã bác bỏ đề xuất của Trung Quốc về xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Trung Á.
Cơ sở dẫn tới quyết định là nghiên cứu của ông Baurzhan Ibraev - Chủ tịch hội đồng cố vấn về Trung Á của Viện Theo dõi Hạt nhân Mới của Anh.
Ông Ibraev cho rằng phía Trung Quốc đã sử dụng “không phải công nghệ mới nhất” trong liên doanh trước đó ra mắt vào năm 2015 để sản xuất các tổ hợp năng lượng hạt nhân ở Kazakhstan.
Theo đánh giá, trong quá trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thiết kế của nó cũng không có gì thay đổi. "Trong khi sở hữu các công nghệ khá hiện đại, Bắc Kinh lại cung cấp cho Kazakhstan một mô hình lỗi thời, đó là lý do tại sao toàn bộ công việc này có thể biến thành một cái bẫy, dưới chiêu bài hấp dẫn là giá rẻ".
Cuối cùng, lãnh đạo đất nước Trung Á cho rằng nếu quyết định xây dựng nhà máy điện hạt nhân sẽ phải chọn phương án của Nga (đề xuất của phương Tây thậm chí còn đắt hơn).
Lý do là bởi vì công nghệ được Nga chào hàng có tính cạnh tranh và mối quan hệ giữa hai bên trong ngành năng lượng hạt nhân vẫn được duy trì, điều này sẽ cho phép thiết lập công tác bảo trì trong thời gian nhà máy hoạt động.
"Ngân hàng uranium" cho các lò phản ứng hạt nhân trên khắp thế giới.