Trang Cybernews chuyên viết về các vấn đề an ninh mạng và các chuyên gia ở đây đã cài đặt 100 ứng dụng hàng đầu từ App Store và Play Store tại Đức trên một chiếc iPhone SE được khôi phục cài đặt gốc và điện thoại Android được khôi phục cài đặt gốc. Sau đó, các chuyên gia để điện thoại ở chế độ chờ và kiểm tra xem tần suất chúng liên lạc với máy chủ nước ngoài cũng như vị trí của những máy chủ đó.
Mặc dù iOS trung bình truy vấn máy chủ bên ngoài nhiều hơn 42% so với Android, nhưng người dùng nền tảng Android cũng không nên vội ăn mừng.
Trong 5 ngày iPhone được đưa vào thử nghiệm, các chuyên gia nhận thấy việc "truy tìm mọi kết nối đi mà iPhone thực hiện với các máy chủ bên ngoài". Theo đó, thiết bị cầm tay của Apple đã gửi đi trung bình 3.308 truy vấn mỗi ngày so với 2.323 truy vấn hàng ngày được gửi đi trung bình từ thiết bị cầm tay Android trong khoảng thời gian 03 ngày. Nhưng nếu bạn đang dùng một chiếc smartphone Android và nghĩ rằng nó là thiết bị chiến thắng thì bạn đã quá vội. Cybernews cho biết: "So với thử nghiệm trên thiết bị Android, số lượng truy vấn của iPhone đối với các quốc gia không thân thiện là thấp".
Được biết, 60% yêu cầu gửi đi do iPhone thực hiện là được gửi đến Apple như một phần của quy trình vận hành tiêu chuẩn. Chỉ 24% yêu cầu do điện thoại Android thực hiện được gửi tới Google, phần còn lại được gửi đến ứng dụng của bên thứ ba. Cụ thể, trong khi iPhone liên hệ với máy chủ Nga thuộc công ty công nghệ Trung Quốc Alibaba trung bình mỗi ngày một lần, thì thiết bị Android đã liên lạc đến máy chủ ở Nga gấp 13 lần so với mức thường xuyên đưa ra, lên đến 39 truy vấn trong khoảng thời gian ba ngày. Và trong khi iPhone không tìm kiếm đến một máy chủ ở Trung Quốc thì điện thoại Android đã liên lạc với máy chủ Trung Quốc trung bình năm lần mỗi ngày.
iPhone cũng liên lạc với các máy chủ mạng xã hội ít thường xuyên hơn so với điện thoại Android. iPhone đã liên hệ với máy chủ Facebook trung bình 20 lần một ngày so với trung bình 200 lần một ngày của thiết bị Android. Tổng cộng iPhone đã liên hệ với TikTok 36 lần và máy chủ ByteDance mà nó tiếp cận không được đặt tại Trung Quốc. Điện thoại Android đã liên lạc với TikTok gần 800 lần. Snapchat là trang mạng xã hội duy nhất có sự khác biệt, thiết bị Android hầu như không liên lạc với máy chủ Snapchat trong khi iPhone có hơn 100 truy vấn mỗi ngày.
Điều thú vị là vào những ngày iPhone không hoạt động, các ứng dụng như Snapchat, Gmail và OneDrive sử dụng nhiều pin nhất, lần lượt là 38%, 34% và 11%. Vào một số ngày, Snapchat hoạt động ở chế độ nền trong hơn một giờ.
Điều đáng sợ là nếu điện thoại của bạn liên hệ với máy chủ ở Nga hoặc Trung Quốc, các cơ quan ở những quốc gia đó có thể truy cập được dữ liệu của bạn. Các chuyên gia nghiên cứu đưa ra giả thuyết về sự khác biệt lớn giữa ứng dụng trên iOS và Android khi kết nối với máy chủ nước ngoài. "Không một ứng dụng nào trên App Store của Apple có thể bị coi là phần mềm quảng cáo trắng trợn. Tất cả các ứng dụng trên App Store đều đại diện cho các nền tảng lớn đằng sau chúng và hữu ích hơn nền tảng hỗ trợ quảng cáo, trình tạo trò chơi hoặc trình xem PDF đáng ngờ trên Google Play. "
Apple có nên cho phép người dùng iPhone tải ứng dụng trên toàn cầu không?
Nhà báo của Cybernews cho biết thêm, “Điều này cũng có thể là do các chính sách chặt chẽ hơn của Apple đối với các nhà phát triển trong hệ sinh thái khép kín của họ liên quan đến quyền riêng tư nói chung.” Apple luôn bảo vệ cách tiếp cận đối với App Store bằng cách đảm bảo các ứng dụng trong cửa hàng được cài đặt an toàn. Tất nhiên, Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA) ở Châu Âu cho phép người dùng iPhone ở 27 quốc gia EU từ bỏ sự bảo vệ này nếu họ muốn.
Đối với một số người dùng iPhone bên ngoài EU, những người vẫn không được phép tải ứng dụng từ các cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba, câu hỏi đặt ra là liệu họ có mất đi tính bảo mật khi có các ứng dụng của bên thứ ba được Apple kiểm tra hay không nếu công ty cho phép tải ứng dụng từ những vùng khác. Câu hỏi đặt ra là liệu Apple có nên cho khách hàng của mình cơ hội sideload (là quá trình cài đặt ứng dụng từ các nguồn bên ngoài) hay không vì họ đã trả tiền cho thiết bị của mình và chấp nhận rủi ro cài đặt phần mềm độc hại trên điện thoại của mình.
Đối với thử nghiệm do Cybernews thực hiện, cho thấy iPhone sẽ liên hệ với ít máy chủ ở những vị trí nghi vấn hơn Android. Đó có thể là sự khác biệt trong việc dữ liệu cá nhân của người dùng được chính quyền nước ngoài thu thập. Nhóm nghiên cứu của Cybernews cho biết: "Nếu dữ liệu của bạn kết thúc trên một máy chủ ở Nga, thì có nguy cơ dữ liệu đó có thể bị truy cập bởi các cơ quan chức năng hoặc thậm chí các tổ chức thương mại không bị ràng buộc bởi Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) cũng như các luật bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu tương tự."
Nhóm nghiên cứu cho biết thêm: "Một số người có thể không cảm thấy thoải mái ngay cả khi iPhone gửi dữ liệu chẩn đoán, vị trí hoặc dữ liệu đo từ xa khác tới Apple, vì dữ liệu đó có thể được cơ quan thực thi pháp luật yêu cầu. Người dùng quyết định mức độ tiếp xúc mà họ có thể chịu đựng được."