Reuters ngày 14-1 dẫn lời Tư lệnh Hải quân Indonesia Laksamana Muhammad Ali thông báo tàu tuần duyên Trung Quốc "đã ở trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia một thời gian".
"Tàu Trung Quốc không tiến hành bất kỳ hoạt động đáng ngờ nào. Tuy nhiên, chúng tôi cần theo dõi vì nó đã ở trong EEZ của Indonesia" - tư lệnh Ali nói.
Dữ liệu theo dõi tàu thuyền cho thấy tàu Trung Quốc, CCG 5901, đã đi qua vùng biển phía Bắc quần đảo Natuna, gần mỏ khí Tuna Bloc, kể từ ngày 30-12-2022.
Người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc tại Jakarta chưa phản hồi về thông tin trên.
Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), tàu thuyền được phép đi qua vùng đặc quyền kinh tế của một nước.
Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), tàu thuyền được phép đi qua vùng đặc quyền kinh tế của một nước.
Vào năm 2021, các tàu của Indonesia và Trung Quốc đã theo dõi nhau trong nhiều tháng gần một giàn khoan dầu chìm đang hoạt động. Thời điểm đó, Trung Quốc kêu gọi Indonesia ngừng khoan vì các hoạt động "đang diễn ra trong lãnh thổ của họ".
Một diễn biến khác, Hạm đội 7 của Mỹ ngày 13-1 cho biết nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz đang hoạt động ở biển Đông, dự kiến huấn luyện tấn công trên biển, bay và chống ngầm.
USS Nimitz được triển khai cùng với đơn vị trên không số 17, tàu tuần dương USS Bunker Hill và các tàu khu trục USS Decatur, USS Chung Hoon, USS Wayne E. Meyer.
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz khởi hành từ TP San Diego, bang California - Mỹ vào ngày 3-12-2022.