Rồng Trung Quốc là một loài động vật truyền thuyết. Loài rồng này có hình dài như rắn, thân có vảy như vảy cá, có đầu như đầu sư tử, bốn chân có móng vuốt. Rồng có thể bay được, có thể phun nước tạo mưa. Trong hàng nghìn năm, con người đã cố gắng tìm kiếm loài vật huyền thoại này, nhưng đều gặp thất bại, vì thực tế loài rồng hoàn toàn không tồn tại.
Tuy nhiên, khi Kính viễn vọng Hubble của NASA đang quan sát vùng không gian tối và sâu của Cetus, nó bất ngờ phát hiện ra một đường sáng lấp lánh, có màu vàng chói lọi trong cụm thiên hà Abel 370 cách chúng ta 4 tỷ năm ánh sáng.
Kính viễn vọng không gian Hubble (tiếng Anh: Hubble Space Telescope, viết tắt HST) là một kính viễn vọng không gian đang hoạt động của NASA. Hubble không phải là kính viễn vọng không gian đầu tiên trên thế giới nhưng nó là kính viễn vọng lớn và mạnh nhất từng được phóng cho tới hiện tại. Nó được đưa lên và hoạt động trên quỹ đạo của Trái Đất tại độ cao khoảng 610 km, cao hơn khoảng 220 km so với độ cao quỹ đạo của trạm vũ trụ quốc tế ISS. Với tốc độ di chuyển khoảng 7500 m/s, Hubble có thể quay 1 vòng quanh Trái Đất trong thời gian 97 phút và 15 lần mỗi ngày. Kính Hubble mang tên của nhà thiên văn học Mỹ Edwin Powell Hubble (1889-1953). Đây là kính thiên văn phản xạ được trang bị hệ thống máy tính và một gương thu ánh sáng có đường kính 240 cm.
Đây là chương trình quan sát di tích và trường biên giới không gian cực sâu (BUFFALO) của Kính viễn vọng Hubble. Khi quan sát cụm thiên hà Abel 370, các nhà khoa học nhận thấy những biến dạng kỳ lạ trên rìa của thấu kính hấp dẫn, vì vậy họ đặt biệt danh cho nó là The Dragon.
Abell 370 là một cụm thiên hà nằm cách Trái đất gần 5 tỷ năm ánh sáng, trong chòm sao Cetus. Lõi của nó được tạo thành từ vài trăm thiên hà. Nó được George Abell lập danh mục, và là cụm xa nhất trong số các cụm mà ông đã lập danh mục.
Cụm thiên hà Abel 370 tập hợp hàng trăm thiên hà, mỗi thiên hà có hàng chục đến hàng trăm tỷ ngôi sao và tỷ lệ vật chất tối của cụm thiên hà này được cho là vô cùng lớn, điều này tạo ra một trường hấp dẫn rất lớn.
Khi ánh sáng phía sau cụm thiên hà đi qua trường hấp dẫn này, lực hấp dẫn mạnh đến mức đường đi của ánh sáng sẽ bị uốn cong, dẫn đến hiệu ứng phóng đại được gọi là thấu kính hấp dẫn, cho phép chúng ta nhìn thấy những thứ mà bình thường chúng ta không thể nhìn thấy.
Hubble dùng đồng thời hai máy ảnh quan sát 2 loại ánh sáng khác nhau, một máy chụp Abell 370 và một máy ảnh khác nhìn sâu vào vũ trụ sớm bằng cách quan sát “trường song song”, một phần bầu trời mỏng hơn nằm kế cụm Abell 370. Các quan sát Abell 370 và trường song song này là một phần trong chương trình Frontier Fields đầy tham vọng vừa kết thúc gần đây của NASA. Theo IBTimes, mục đích của Frontier Fields là các quan sát sâu nhất về các cụm thiên hà lớn như Abell 370 và các thiên hà xa xôi già cỗi hơn nằm sau chúng.
Con rồng bí ẩn được quan sát lần này không phải là rồng thật mà là một hình ảnh méo mó của dải ngân hà.
Các nhà khoa học cho rằng đó thực chất là năm hình ảnh của cùng một thiên hà xoắn ốc, được cụm thiên hà Abell 370 phóng to và kéo dài để tạo thành hình vòng cung giống với hình dạng của một con rồng Trung Hoa.
Tuy nhiên, trước đây một số nhà khoa học tin rằng con rồng có thể là một số thiên hà cách chúng ta khoảng 5 tỷ năm ánh sáng.
Trong ảnh này, các vật thể trắng hơi vàng là những thiên hà hình elip lớn nhất và sáng nhất chứa hàng tỉ ngôi sao. Các vật thể hơi xanh là những thiên hà xoắn ốc (như thiên hà Milky Way chứa trái đất của chúng ta), thường chứa nhiều ngôi sao hơi xanh trẻ tuổi hơn. Các cung ánh sáng xanh bí ẩn nằm rải rác trong ảnh là những hình ảnh bị bóp méo của các thiên hà nằm phía sau cụm Abell 370. Abell đóng vai trò một thấu kính tự nhiên, phá hủy không gian và chi phối ánh sáng đi qua nó tới trái đất để phóng to và kéo dãn hình ảnh các thiên hà dạng này, vốn quá mờ với Hubble. Hiện tượng này được gọi là thấu kính hấp dẫn, giúp khuếch tán các thiên hà ở xa chỉ có thể quan sát được nhờ thấu kính tự nhiên lớn như cụm thiên hà - galaxy cluster Abell 370.
Bằng cách đo vòng cung của The Dragon, các nhà khoa học có thể theo dõi, xác định mức độ biến dạng và lượng bức xạ giữa các thiên hà và bụi này, đồng thời tính toán khối lượng vật chất tối còn thiếu, để hiểu cấu trúc của vũ trụ và hiểu những vấn đề sâu sắc nhất trong vũ trụ.
NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu đã bắt đầu nhiệm vụ làm sáng tỏ sự phát triển của các thiên hà sớm nhất trong vũ trụ. Cuộc khảo sát BUFFALO sẽ quan sát sáu cụm thiên hà khổng lồ và môi trường xung quanh chúng.
Sử dụng Kính viễn vọng Hubble, một cuộc khảo sát BUFFALO sẽ được tiến hành để quan sát sáu cụm thiên hà khổng lồ và môi trường xung quanh chúng.
NASA cho biết nhiệm vụ này vô cùng quan trọng bởi vì việc tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của các thiên hà đầu tiên trong vũ trụ là "rất quan trọng cho sự hiểu biết của chúng ta về vũ trụ". Điều này sẽ cho phép các nhà thiên văn học xác định các cụm thiên hà lớn hình thành như thế nào trong suốt 800 triệu năm đầu tiên sau vụ nổ Big Bang.