Hơn 700 loài chim và động vật có vú hiện đang bị đe dọa tuyệt chủng do ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Theo đó, động vật linh trưởng và thú có túi sẽ là những loài chịu hậu quả nặng nề nhất, bài báo trên tạp chí Nature Climate Change cho biết.
Chỉ có hai nhóm động vật có vú, động vật gặm nhấm và côn trùng ăn thực vật, được hưởng lợi, bởi một phần chúng có tỷ lệ sinh sản nhanh, thường sống trong hang hốc trong đó cung cấp khả năng cách nhiệt, có thể giúp chúng chống lại sự thay đổi thời tiết.
Con số các loài có nguy cơ tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu theo nghiên cứu này cao hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây, chiếm 47% của các loài thú trên mặt đất và 23% của các loài chim theo sách đỏ của Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên Quốc Tế về các loài bị đe dọa tuyệt chủng.
Theo danh sách đó, chỉ 7% của các động vật có vú và 4% của các loài chim được mô tả là đang bị đe dọa bởi "sự thay đổi khí hậu và thời tiết khắc nghiệt".
Các nhà nghiên cứu đã phát triển một mô hình để so sánh trọng lượng cũng như các đặc tính khác của động vật với những thay đổi trong môi trường, chẳng hạn như nhiệt độ.
"Sử dụng mô hình này, chúng tôi ước tính 47% động vật có vú trên cạn (không bay được, trong số 873 loài) và 23,4% các loài chim (trong số 1.272 loài) có thể đã bị tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
Các nhà quản lý bảo tồn, quy hoạch và các nhà hoạch định chính sách phải đưa vấn đề này vào trong các chương trình và dự án để bảo vệ tương lai của đa dạng sinh học.
Động vật linh trưởng và thú có túi có nhiều nguy cơ hơn so với các động vật khác vì chúng sống chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, những nơi vốn có khí hậu ổn định hàng ngàn năm", bài báo cho biết.
Loài linh trưởng và loài voi có đặc trưng là tỷ lệ sinh sản rất chậm, làm giảm khả năng thích ứng của chúng đối với những thay đổi nhanh chóng trong điều kiện môi trường hiện nay.
Một trong những lý do tại sao sự thay đổi khí hậu đang gây ra vấn đề đối với động vật là những thay đổi trong phân bố của cây cối.
Trong khu vực có lượng mưa giảm hoặc nhiệt độ thay đổi theo mùa, những loài cây cối phát triển trong điều kiện khí hậu ổn định sẽ dễ có những thay đổi thảm thực vật truyền thống và gây ra mất mát môi trường sống cho động vật ở đó khi biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng.
Chế độ ăn uống đặc biệt hơn những loài khác của động vật có vú cũng khiến chúng đối mặt với nguy cơ cao hơn.
Phát hiện của các nhà khoa học khá tương đồng với các nghiên cứu trước đây về dự báo nguy cơ tuyệt chủng nói chung, trong đó các loài với chế độ ăn uống hạn hẹp sẽ có khả năng khai thác tài nguyên và thích ứng với điều kiện môi trường mới dưới áp lực chọn lọc thấp hơn.
Chim sống ở vùng núi lạnh nhất thế giới là một trong những loài đang được đặt trong tình trạng đặc biệt nguy hiểm.
"Quần thể của các loài sống ở độ cao và ở những nơi lạnh hơn có ít cơ hội để di chuyển tới các khu vực mát hoặc sườn núi phía trên để tránh nhiệt độ tăng, do đó có thể làm tăng nguy cơ tuyệt chủng", tờ báo cho biết.
Sự đồng bộ giữa thời gian nuôi con và thời kỳ dồi dào thức ăn bị thay đổi.
Một vấn đề khác là nhiệt độ cao sẽ khiến các loài chim đẻ trứng sớm hơn. Đối với động vật sống trong các môi trường bị ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ, sẽ bị liên đới trong sự đồng bộ giữa thời gian nuôi con và thời kỳ khan hiếm thức ăn.
Nguồn: The Independent