Theo Live Science, tuy sự kiện có vẻ rất dữ dội nhưng có thể bạn không cảm nhận trực tiếp được nó. Thứ chúng tác động là bầu khí quyển và từ quyển của hành tinh, có thể gây những rắc rối cho hệ thống vô tuyến và định vị.
NASA cho biết "hẻm núi lửa" vũ trụ được hình thành vào ngày 15-7, khi một "sợi Mặt Trời" - những sợi đen tối dài như sợi tóc, lan đến bán cầu Bắc của Mặt Trời và khoét vào đó một "hẻm núi".
Mặt Trời vẫn đang trong giai đoạn "nổi loạn" - Ảnh: NASA
Các sợi Mặt Trời vốn là những ống khí điện khổng lồ di chuyển xuyên qua bầu khí quyền của Mặt Trời, liên quan đến sự thay đổi từ trường mạnh mẽ của ngôi sao.
Những ống này mang từ trường mạnh mẽ và chứa những khối lượng plasma khổng lồ nên hẻm núi mà nó khoét nên cũng trở thành những hẻm núi lửa kinh hoàng, thứ có thể phóng về phía Trái Đất một quả cầu plasma khổng lồ, được gọi là các vụ phóng khối lượng đăng quang (CME).
CME thường khiến cực quang rực rỡ bao phủ bầu trời khu vực gần cực Bắc, cũng có thể đi kèm với các cơn bão địa từ. Bão địa từ chính là thứ ảnh hưởng đến hệ thống vô tuyến và định vị, có thể gây nên mất điện vô tuyến sóng ngắn ở một số khu vực.
Rất may, các cơn bão địa từ liên quan đến sợi Mặt Trời và các hẻm núi lửa nó khoét nên thường chỉ ở mức yếu (G1), nên các cơ quan hàng không vũ trụ, kiểm soát không lưu, những hệ thống phụ thuộc nhiều vào hệ thống vô tuyến và định vị... có thể an tâm phần nào.
Các dự báo cho thấy trong hôm nay 21-7, luồng năng lượng từ hẻm núi lửa kỳ thú có thể đâm sầm vào khí quyển Trái Đất, hoặc có thể nó đã va chạm vào khuya ngày 20-7 nhưng chưa được ghi nhận.