Học trò chuẩn bị thi cuối kỳ, thầy giáo "doạ nhẹ" vài câu gây tái mặt: Không dám lặp lại 1 hành động quen thuộc này!

Hà Mã |

Ví dụ thầy giáo đưa ra có phần gây hoang mang và phũ phàng, nhưng cũng đúng lắm đó các bạn sinh viên ơi!

Từ trước đến nay thường truyền tai nhau rằng: "Làm sinh viên rất nhàn, không phải trả bài mỗi ngày như thời phổ thông, chỉ cần đến lớp điểm danh là xong". Cứ thế, tin đồn ấy lan xa và trở thành một thứ động lực to lớn cho bao thế hệ học sinh phổ thông.

Thế nhưng, đó chỉ là phần nổi trong quá trình học. Đúng là thời sinh viên, thầy cô ít kiểm tra bài cũ, 15 phút hơn mà dành toàn thời gian giảng dạy. Nhưng khối lượng kiến thức đó không thể không học mà dồn vào cuối kỳ, cuối khoá để kiểm tra một thể. Vì thế mà có không ít bạn sinh viên đến khi trả bài cuối khoá mới bắt đầu cuống quýt đi học ngày học đêm.

Vì đã chứng kiến nhiều trường hợp sinh viên thức đêm dẫn đến ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ. Cho nên, khi hướng dẫn sinh viên làm bài, một thầy giáo đã nhắc nhở sinh viên của mình nên ôn tập từ sớm để tránh gây hại đến sức khoẻ trong một clip TikTok mới được chia sẻ gần đây.

Nhắc sinh viên ôn bài, thầy giáo nói 1 câu khiến học trò cũng khiếp vía (Nguồn: TikTok @hocgv)  

Tuy nhiên, không phải là những lời lẽ thường thấy như: Các em nên học sớm để giữ gìn sức khoẻ, hay ôn sớm để kiến thức được chắc hơn... mà thầy giáo đưa ra một ví dụ thực tế khá đáng sợ.

Cụ thể, thầy tâm sự: "Mà tôi nói các em ấy, sinh viên K56 có một ông thủng dạ dày. Thức đêm nhiều quá, ngày chơi xong đến lúc làm bài tập lớn thì dồn. Dồn làm bài tập lớn, thức ngày thức đêm rồi uống cafe, loét dạ dày, đi cấp cứu... mà môn thì vẫn trượt!"

Câu chuyện thầy giáo này kể được lấy từ ví dụ thực tế, khá giống với tâm lý và hoàn cảnh của các sinh viên khi chủ quan cho rằng thời gian còn dài để phải chạy nước rút về sau. Chính vì tâm lý lo sợ, không biết bảo vệ sức khoẻ kết hợp với uống cafe nhiều nên dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đến sức khoẻ. Ấy thế nhưng, sau tất cả những đau thương ấy thì vẫn bị... trượt môn.

Kết quả "trượt môn" này cũng hoàn toàn có thể lý giải được. Có lẽ nam sinh này vì nhập viện nên không có nhiều thời gian ôn tập như mong muốn. Cộng thêm tâm lý học dồn, học vớt vát nên không hiểu kĩ bài, dẫn đến chuyện bài kiểm tra không làm được.

 Học trò chuẩn bị thi cuối kỳ, thầy giáo doạ nhẹ vài câu gây tái mặt: Không dám lặp lại 1 hành động quen thuộc này! - Ảnh 2.

Nhiều sinh viên có thói quen cuối môn mới bắt đầu lao đầu vào học. Nhiều bạn thức liền tù tì đến 3h sáng, ngày chỉ ngủ 3-4 tiếng là chuyện bình thường. Đây là thói quen cực tai hại, không chỉ ảnh hưởng đến kết quả thi mà còn gây nguy hại cho sức khoẻ. (Ảnh minh hoạ)

Sau khi nghe lời khuyên của thầy, sinh viên nào cũng thấm thía, bên cạnh đó là sợ hãi và tự hứa sẽ chủ động làm bài tập thật sớm để không bị rơi vào hoàn cảnh như ví dụ trên.

- Rồi xong, không sinh viên nào dám "nước đến chân mới nhảy" nữa luôn.

- Đã bị loét dạ dày rồi mà vẫn không qua môn thì không ai dám lười đâu thầy ơi!

- Đang hì hục làm Khoá luận tốt nghiệp, xem clip này xong em cũng xin phép đi ngủ.

- Thầy nói quá chuẩn, hầu như sinh viên nào cũng chủ quan, sát ngày mới chạy deadline ngập mặt.

Những lời của thầy giáo cực thấm và khiến cho nhiều bạn sinh viên thức tỉnh. Đây cũng là bài học dành cho các bạn sinh viên, đừng liều mình đến cuối kì mới học "chạy nước rút" nữa! Thông thường các thầy cô sẽ thông báo lịch thi trước hẳn 1 tháng khi đi dạy hoặc báo trên cổng thông tin trường đại học.

Do đó, sinh viên nên phân bổ thời gian học cho hợp lý, hạn chế việc thức khuya trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Bên cạnh đó, việc ôn thi sớm cũng giúp bạn chủ động thời gian. Nếu gặp câu nào khó, bạn sẽ có thêm thời gian nghiền ngẫm hoặc hỏi chính giảng viên phụ trách mình.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại