Học Luật đi xin việc ngành kinh doanh, 9x được các sếp tranh nhau offer lương vài chục triệu, ngó profile mà xỉu

Diệu Thu |

Việc học ở trường xong đi làm một ngành nghề khác chưa hẳn đã là điều bất lợi, trái lại bạn còn có rất nhiều cơ hội để phát triển bản thân.

Cơ Hội Cho Ai? (Whose Chance?) được biết đến là một chương trình tìm việc làm đình đám phát sóng trên kênh VTV3 - Đài truyền hình Việt Nam. Ở tập 9, ứng viên Trần Duy Sơn, 26 tuổi khiến các sếp cũng như khán giả khá bất ngờ khi đam mê nghệ thuật, học ngành Luật, nhưng lại ra làm kinh doanh.

Cụ thể chàng trai từng học ngành Xã hội học, luật Dân sự tại trường Đại học Tôn Đức Thắng, có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng ở vị trí quản lý đội ngũ bán hàng kiêm chuyên viên tư vấn.

Học Luật đi xin việc ngành kinh doanh, 9x được các sếp tranh nhau offer lương vài chục triệu, ngó profile mà xỉu - Ảnh 1.

Đi làm trái ngành dường như là câu chuyện không còn xa lạ với các ứng viên, đặc biệt là sinh viên mới tốt nghiệp ra trường

Duy Sơn vốn đam mê với âm nhạc, năm 22 tuổi, khi vừa rời ghế nhà trường, anh chàng quyết tâm theo đuổi nghệ thuật, nhưng sau gần 2 năm ròng rã đàn hát, tham gia các cuộc thi lớn nhỏ, nam ứng viên nhận ra mọi thứ chỉ là "nửa vời". 

Với những gánh nặng trên vai, Duy Sơn từ bỏ đam mê để bắt đầu đi làm trở lại, tiếp xúc với lĩnh vực bán hàng. Duy Sơn có 3 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn, "chốt sale", quản lý đội nhóm bán hàng. Ở 2 công ty gần nhất, nam ứng viên từng thành công mang lại doanh thu "khủng" lần lượt là 26 tỷ và 34 tỷ, 7 tháng liên tục trở thành nhân viên bán hàng xuất sắc của công ty.

Sơn nói: "Ngày xưa mình học theo kỳ vọng của ba mẹ chứ không đam mê ngành Luật Dân sự hay Xã hội học. Gia đình cũng có truyền thống nghệ thuật nên mình đam mê từ đó. Nhưng sau đó, cuộc sống càng có nhiều thứ trách nhiệm, mình không theo đuổi đam mê được".

Học Luật đi xin việc ngành kinh doanh, 9x được các sếp tranh nhau offer lương vài chục triệu, ngó profile mà xỉu - Ảnh 2.

Profile siêu xịn của Trần Duy Sơn

Học Luật đi xin việc ngành kinh doanh, 9x được các sếp tranh nhau offer lương vài chục triệu, ngó profile mà xỉu - Ảnh 3.

Mức lương kỳ vọng của Duy Sơn là 17.000.000 đồng. Anh chàng nhận được lời mời làm việc tại VNPAY của sếp Lương với mức lương 23.000.000 đồng cho vị trí Nhân viên phát triển điểm chấp nhận thanh toán bằng mã VNPAY QR, Bảo Ngọc của sếp Thuấn với mức lương 20.000.000 đồng cho vị trí Trưởng nhóm bán hàng kênh KA miền Nam, Thắng Lợi Group của sếp Quyền với mức lương 17.999.999 đồng cho vị trí Trưởng phòng kinh doanh và Elise của sếp Nga với mức lương 20.000.000 đồng cho vị trí Giám sát bán hàng khu vực.

Sếp Quyền chia sẻ mức lương 17.999.999 đồng là khá cao so với các bạn trưởng phòng kinh doanh ở khu Tây. Với doanh số mà lúc đầu chương trình Duy Sơn có chia sẻ - 34 tỷ/năm, thì 3% của 34 tỷ là hoa hồng mà ứng viên sẽ nhận được. 

Duy Sơn còn quản lý đội nhóm, khi các thành viên trong nhóm bán được nhà thì ứng viên cũng sẽ nhận được phần trăm. Nên những trưởng phòng kinh doanh bán hàng tốt, thì thu nhập bình quân sẽ từ 1 tỷ đến 2 tỷ. "Thắng Lợi còn có chính sách rất đặc biệt, đó là hỗ trợ mua nhà, 1 tháng các bạn trả 5 triệu đồng, hỗ trợ trả góp đến 20 năm. Nên nếu Sơn về Thắng Lợi và khi có chương trình hỗ trợ thì em hoàn toàn có thể tham gia" - Sếp Quyền cho biết thêm.

Học Luật đi xin việc ngành kinh doanh, 9x được các sếp tranh nhau offer lương vài chục triệu, ngó profile mà xỉu - Ảnh 4.
Học Luật đi xin việc ngành kinh doanh, 9x được các sếp tranh nhau offer lương vài chục triệu, ngó profile mà xỉu - Ảnh 5.
Học Luật đi xin việc ngành kinh doanh, 9x được các sếp tranh nhau offer lương vài chục triệu, ngó profile mà xỉu - Ảnh 6.

Kết quả chung cuộc, sếp Nga đã giành chiến thắng trước các sếp còn lại để chiêu mộ thành công ứng viên Duy Sơn cho vị trí Giám sát bán hàng khu vực với mức lương 20.000.000 đồng.

Sếp Lưu Nga đưa ra quan điểm: "Nếu muốn sai thì hãy làm sếp mà sai bởi vì trong hệ thống, nhân viên không nghe theo lời sếp thì thực sự rất khó điều hành. Một công ty có quy trình sẽ thấu hiểu tường tận từng nhân viên một". 

Đồng thời các bạn học trái ngành nó không phải là một yếu điểm, nó là ưu điểm. Bởi vì ở đó các bạn có sự nỗ lực lớn nhất, có ước mơ, có tham vọng, có khả năng học hỏi nhiều nhất. Khi bạn nỗ lực hết mình bạn sẽ đạt được điều mình mong muốn.

Như vậy, việc học ở trường xong đi làm một ngành nghề khác chưa hẳn đã là một điều bất lợi, trái lại bạn còn có rất nhiều cơ hội để phát triển bản thân.

Ảnh: Cơ Hội Cho Ai - Whose Chance, Chụp màn hình

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại