Nếu JWST đi vào hoạt động thì nó sẽ là chiếc kính thiên văn mạnh nhất và phức tạp nhất thế giới. Các nhà khoa học cho biết JWST như một siêu cỗ máy thời gian sử dụng ánh sáng hồng ngoại hiện đại để nghiên cứu những ngôi sao và thiên hà.
Ngoài ra, nó còn giúp các nhà nghiên cứu quan sát các hành tinh và tiểu hành tinh trong hệ Mặt Trời và nhiều ngoại hành tinh trong vũ trụ.
Kính viễn vọng không gian James Webb. Nguồn: Spacetelescope
Tuy nhiên, vào hôm 28/03, Ban lãnh đạo NASA ở Washington, Mỹ đã ra thông báo hoãn triển khai dự án Webb ít nhất 1 năm cho tới năm 2020 và nhiều người cho rằng đó là lỗi của nhà thầu Northrop Grumman về những sai lầm có thể tránh được.
Được biết, Kính thiên văn Không gian James Webb được ưu tiên cao nhất đối với NASA, đồng thời cũng là dự án khoa học vũ trụ lớn nhất trong lịch sử Mỹ.
Tàu thăm dò Parker được thiết kế bởi phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng Đại học Johns Hopkins. Nguồn: Spaceflightinsider
Tuy vậy, NASA đang lên kế hoạch triển khai một dự án với quy mô nhỏ hơn nhưng tham vọng không kém: Dự án tàu thăm dò Parker với sứ mệnh đến thăm "Mặt Trời" ở khoảng cách gần nhất từ trước tới nay.
Tàu thăm dò Parker Solar Probe do NASA quản lý được thiết kế và xây dựng bởi APL - Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng của Đại học Johns Hopkins, dự kiến phóng lên không gian vào ngày 31/07 trên chiếc tên lửa Delta IV.
Parker lợi dụng lực hút của Sao Kim để tăng tốc như căng dây súng cao su. Nguồn: Tttcdn
Trên cuộc hành trình đến Mặt Trời, nó có thể đạt tốc độ lên tới 724.204km/giờ bằng cách lợi dụng lực hút hấp dẫn của Sao Kim tựa như một súng cao su.
Quầng Corona của Mặt Trời. Nguồn: Wikimedia
Với tốc độ này sẽ cho phép tàu thăm dò vượt qua bầu khí quyển mờ đục hay là quầng Corona của Mặt Trời, nơi cách bề mặt hành tinh chỉ 6.437.376 km, khiến nó trở thành tàu vũ trụ đến gần Mặt Trời nhất từ trước tới nay.
Tàu thăm dò Parker sẽ thu thập dữ liệu cho phép các nhà khoa học hiểu rõ hơn, từ đó dự báo sự bùng phát của các tia mặt trời và khí tượng không gian mà gây ra sự tàn phá dữ dội tới các tín hiệu truyền thông ở ngay trên Trái Đất.
Con tàu này cần tới 4 năm để hoàn thiện, dự kiến sẽ kéo dài chuyến hành trình ít nhất 7 năm trong không gian, để giúp trả lời các câu hỏi cơ bản về sự kỳ diệu của Mặt Trời, như việc quầng Corona thực tế nóng hơn gấp 300 lần so với bề mặt của Mặt Trời.
"Đã tồn tại nhiều giả định về lý do tại sao nó (quầng Corona) nóng hơn, nhưng chúng ta sẽ chưa thể kiểm chứng những điều này cho tới khi có thể bay vào trong đó".
Tàu thăm dò sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về gió Mặt Trời. Nguồn: Nasa
Fox và các đồng nghiệp của cô cũng muốn biết lý do tại sao gió Mặt Trời – một luồng điện tích phóng ra không ngừng từ Mặt Trời đến Trái Đất với vận tốc 1.609.344 km/giờ - thực tế lại tăng tốc khi nó rời khỏi Mặt Trời chứ không phải chậm lại.
Các nhiễu loạn ở gió Mặt Trời làm rung chuyển từ trường của Trái Đất, điều có thể gây ra hiện tượng đoản mạch trên các thiết bị điện tử ở trên các vệ tinh quay quanh quỹ đạo, trạm không gian vũ trụ quốc tế (ISS), hoặc thậm chí là sự ngắt quãng mạng lưới điện ngay trên Trái Đất.
Vì vậy, tàu thăm dò Parker sẽ thu thập dữ liệu cho các mô hình được dùng để dự đoán những hiện tượng này.
Tấm chắn nhiệt dày bao quanh giúp con tàu được bảo vệ trước sức nóng của Mặt Trời. Nguồn: Ytimg
Theo đó, toàn bộ con tàu được phủ thêm một tấm chắn nhiệt dày hơn 11cm làm từ một lớp đơn bọt carbon, và được phân tầng giữa hai tấm sợi carbon để chịu được nhiệt độ lên tới 1.371 độ C. Cần hết sức cẩn thận để đảm bảo rằng không có vật liệu nào mang vào sử dụng có thể tan chảy, ngay cả với keo giữ các tấm chắn nhiệt lại với nhau.
Chảo dò năng lượng mặt trời phía trước tàu không được bảo vệ bởi tấm chắn. Nguồn: Internet
Tuy vậy, không có gì là tuyệt đối hoàn toàn. Như việc chảo dò năng lượng mặt trời có đường kính 20 cm, dùng để đo góc và năng lượng plasma của gió Mặt Trời, là một trong số ít thiết bị không được bảo vệ bởi tấm chắn. Thay vào đó, nó được làm từ Niobium, một nguyên tố hiếm có nhiệt độ nóng chảy cao.
Thực tế, không có cách nào để kiểm tra lá chắn nhiệt hoạt động thế nào trong môi trường như không gian ngoài vũ trụ.
Để chuẩn bị tốt cho chuyến đi, các nhóm nghiên cứu ở NASA và APL cũng đã thiết kế các hệ thống điều khiển tự hành kiểu mới để Parker có thể tự đưa ra quyết định, cải thiện khả năng gửi lại dữ liệu nhanh chóng, và tiếp tục hoạt động khi nó sẽ di chuyển ngày càng xa trung tâm điều khiển.
Con tàu vẫn còn phải vượt qua một số thử nghiệm và lắp ráp bổ sung. Và tất cả mọi người tại NASA hi vọng nó sẽ không phải chịu số phận tương tự dự án Kính viễn vọng Không gian James Webb trị giá 9.6 tỷ USD.
Nguồn bài : Wired