Hóa thạch bạch tuộc cổ đại cho thấy loài động vật thân mềm già hơn cả khủng long

KIM |

Khác biệt trong số chi cho thấy đâu đó trong quá trình tiến hóa, bạch tuộc đã thấy mình... hơi nhiều xúc tu.

Hóa thạch tổ tiên bạch tuộc lâu đời nhất lịch sử đã diện kiến ngành cổ sinh vật học. Với niên đại 330 triệu năm tuổi, khối đá lịch sử mới lấy từ di chỉ tại bang Montana, Hoa Kỳ trở thành minh chứng cho thấy dòng giống bạch tuộc cổ đại nhường nào.

Sau thời điểm này, các nhà khoa học đã có thể đi đến kết luận mới. Loài sinh vật cổ xưa đã tồn tại từ lâu, xa hơn nhiều mốc thời gian ngành khảo cổ học vẫn biết, và hóa thạch mới cho thấy bạch tuộc đã sinh sống trước khi khủng long rảo bước trên bề mặt lục địa.

Hóa thạch dài khoảng 12cm cho thấy bạch tuộc cổ đại có 10 chi, khác với con số 8 chúng ta thấy ngày nay, mỗi xúc tu mang trên mình hai hàng giác mút. Phỏng đoán cho hay những sinh vật cổ đại này sống trong vùng nước nông, quanh quẩn trong những vịnh nước nhiệt đới.

Hóa thạch bạch tuộc cổ đại cho thấy loài động vật thân mềm già hơn cả khủng long - Ảnh 1.

Hóa thạch bạch tuộc cổ đại có 10 xúc tu.

Rất hiếm khi tìm được hóa thạch của mô mềm, duy chỉ trừ một số địa điểm nhất định”. Nhà Mike Vecchione, nhà động vật học công tác tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Smithsonian, cho hay. Không góp mặt trong nghiên cứu nhưng với vốn hiểu biết sâu rộng, ông có thể khẳng định gia phả của bạch tuộc đã được nới sâu về quá khứ nhiều triệu năm so với trước đây.

Mẫu vật được tìm thấy trong một khối đá vôi có gốc gác từ vách đá vôi Khe Gấu tại Montana, vốn ẩn chứa vô vàn hóa thạch quý giá. Khối đá đã được quyên góp cho Bảo tàng Hoàng gia Ontaria hồi năm 1988.

Suốt nhiều thập kỷ, miếng đá nằm im lìm trong ngăn kéo bảo quản, nhìn các nhà khảo cổ săm soi cá mập hóa thạch lấy từ Khe Gấu. Thay đổi tới với nó khi nhóm các nhà cổ sinh vật học tới từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ nhìn ra 10 chi nhỏ hằn trong phiến đá.

Hóa thạch bạch tuộc cổ đại cho thấy loài động vật thân mềm già hơn cả khủng long - Ảnh 3.

Vách đá vôi Khe Gấu.

Trong mẫu hóa thạch, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra dấu vết của một túi mực, “vũ khí” phòng vệ của bạch tuộc cổ đại trước kẻ địch. Lại một bằng chứng cho thấy kế “tẩu vi thượng sách” gặt hái thành công xuyên suốt chiều dài tiến hóa.

Trong báo cáo mới đăng tải trên tạp chí Nature Communications, sinh vật nằm trong liên bộ chưa chính thức vampyropod, được mô tả là tiền bối của cả bạch tuộc hiện đại và mực quỷ (một sinh vật có vẻ ngoài đáng sợ , và có họ hàng gần với bạch tuộc hơn là mực). Cũng theo lời tác giả báo cáo, bằng chứng về vampyropod trước đây mới chỉ có niên đại 240 triệu năm trước.

Sinh vật trong hóa thạch được đặt tên Syllipsimopodi bideni, theo tên của Tổng thống Joe Biden. Các nhà khoa học đi đến quyết định vinh danh vị tổng thống khi ông đề cao khoa học và nghiên cứu trong những quyết sách của mình.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại