Hóa ra chuyện NASA tốn tiền nghiên cứu bút viết trên vũ trụ và 'giải pháp bút chì' của người Nga chỉ là kể cho vui mà thôi, đây mới là sự thực

DINK THIẾT KẾ TOM |

Hóa ra câu chuyện bạn nghe từ bao lâu nay chỉ là cú lừa. Câu chuyện thực còn thú vị hơn gấp trăm lần!

Có một truyền thuyết về cái bút bi trong Thời đại Không gian được truyền miệng bao đời nay. Nó nói về việc các nhà khoa học NASA phát hiện ra bút bi không hoạt động được trong Vũ trụ, và phải gấp rút tìm cách thức viết mới cho các phi hành gia. Họ mất nhiều năm và hàng triệu USD để phát triển ra được một cái bút bi vận hành được trong Vũ trụ; trong khi đó, Nga chẳng tốn chút công sức nào, họ phát bút chì cho phi hành gia.

Câu chuyện nêu bật lên chủ nghĩa đơn giản nhưng hiệu quả, sức mạnh của critical thinking sẽ vượt mặt những “triệu USD” tốn kém. Nhưng cũng như nhiều truyền thuyết truyền miệng và rồi trôi nổi trên Internet khác, câu chuyện này không có thật. Có hai luận cứ chứng minh điều đó.

Hóa ra chuyện NASA tốn tiền nghiên cứu bút viết trên vũ trụ và giải pháp bút chì của người Nga chỉ là kể cho vui mà thôi, đây mới là sự thực - Ảnh 1.

Đầu tiên là khẳng định của Robert Frost , là một chuyên viên hướng dẫn bay tại NASA, từng chịu trách nhiệm huấn luyện phi hành gia lên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS. Nguyên văn câu trả lời của ông Frost trên Quora như sau:

Hóa ra chuyện NASA tốn tiền nghiên cứu bút viết trên vũ trụ và giải pháp bút chì của người Nga chỉ là kể cho vui mà thôi, đây mới là sự thực - Ảnh 2.

Trên thực tế, đã có người chứng minh những lời Robert Frost nói là đúng. Đó là phi hành gia Pedro Duque; năm 2003, Duque đã mang một cái bút bi lên không gian và viết nhật ký bằng chính cái bút đó.

Tôi đang viết lại những dòng này bằng một cây bút bi rẻ tiền. Tại sao điều này lại quan trọng ư? Kể lại chút chuyện, tôi đã công tác trong ngành du hành Vũ trụ được 17 năm, 11 năm trong số đó dưới danh nghĩa phi hành gia, và tôi luôn tin rằng, cũng bởi lẽ tôi luôn được dặn vậy, là bút bi thường không hoạt động trong Vũ trụ.

‘Mực không chảy ra đâu’, họ nói. ‘Anh cứ thử lộn ngược bút lên mà viết là sẽ thấy ngay’, họ tiếp lời.

Trong chuyến bay đầu tiên của mình, tôi cầm theo một cái bút đắt tiền có chứa băng mực áp suất, thứ thiết bị xuất hiện trên mọi con tàu con thoi khác. Nhưng một ngày, khi tôi đang làm việc với một hướng dẫn viên trên trạm Soyuz, anh giao cho tôi một cái bút bi đính kèm một sợi dây để mang lên quỹ đạo mà làm việc. Nhìn thấy khuôn mặt bất ngờ của tôi, anh mới kể rằng người Nga vẫn luôn dùng bút bi thường để viết trên Vũ trụ.

Tôi vẫn cứ mang theo một cái bút bi do chúng tôi, Cơ quan Vũ trụ Châu Âu ESA, phát triển, (đề phòng trường hợp bút bi của người Nga đặc biệt quá), và giờ tôi đang viết những dòng này đây, bút chưa thấy dừng hoạt động hay ‘nhổ mực’ linh tinh như mọi người vẫn kể.

Đôi khi, việc cẩn thận quá mức ngăn chúng ta cố gắng, và rồi kết quả là sẽ tồn tại những thứ phức tạp quá mức cần thiết”.

Hóa ra chuyện NASA tốn tiền nghiên cứu bút viết trên vũ trụ và giải pháp bút chì của người Nga chỉ là kể cho vui mà thôi, đây mới là sự thực - Ảnh 3.

Nói vậy chứ việc bỏ tiền ra phát triển cái bút bi áp suất kia không uổng phí. Cho tới giờ, trên các sứ mệnh bay của cả Nga và Mỹ, cái bút bi áp suất vẫn xuất hiện đều.

Theo tài liệu của NASA , thì cả phi hành gia từ Nga và Mỹ đều vẫn dùng bút chì để viết. Thế nhưng ngòi bút dễ gãy, mảnh chì nhỏ có thể bay lọt những khe hở hẹp và gây ra những sự cố không mong muốn. Chưa hết, vỏ gỗ của bút chì còn dễ cháy; sau thảm họa cháy Apollo 1 và hại chết 3 phi hành gia, NASA không muốn lịch sử lặp lại.

NASA đặt mua 34 bút cơ học từ công ty Tycam Engineering Manufacturing. Tổng giá trị đơn hàng lên tới 4.382,50 USD, vị chi 128,89 USD/chiếc. Cộng đồng lên án kịch liệt: làm gì mà bút bi lại đắt đỏ đến vậy? NASA ngay lập tức từ chối sử dụng bút cơ học mới, và trang bị những công cụ rẻ hơn cho phi hành gia.

Trong khoảng thời gian này, Paul C. Fisher và Công ty Bút Fisher của ông thiết kế nên một loại bút bi hoàn toàn mới, hoạt động tốt trong môi trường khắc nghiệt của Vũ trụ. Loại bút mới có khoang mực áp suất, vận hành được trong môi trường không trọng lực, dưới nước hay nhiều loại dung dịch khác và trong khoảng nhiệt độ từ -45 độ C tới 204 độ C.

Hóa ra chuyện NASA tốn tiền nghiên cứu bút viết trên vũ trụ và giải pháp bút chì của người Nga chỉ là kể cho vui mà thôi, đây mới là sự thực - Ảnh 4.

Năm 1964, ông Fisher giới thiệu với NASA loại bút mới nhưng quá khứ mua bút đắt đỏ khiến Cơ quan Vũ trụ Hoa Kỳ ngập ngừng. Một năm trôi qua, sau khi tiến hành thử nghiệm liên tục, NASA mới quyết định chi tiền mua bút mới.

Truyền thông thời đó đưa tin: NASA mua khoảng 400 bút, với giá 6 USD/cái, nhằm sử dụng cho loạt sứ mệnh Apollo.

Người Nga nghe thấy tiếng tăm chiếc bút và cũng mua về 100 chiếc, cùng với 1.000 băng mực. Trước thời điểm này, phi hành gia Nga vẫn dùng bút chì để viết trên không gian.

Loại bút áp suất đặc biệt, giờ được gọi là Bút Không gian, vẫn tiếp tục xuất hiện trong các sứ mệnh không gian cho tới ngày nay. Ông Fisher thì đổi tên thương hiệu, gọi là Công ty Bút Không gian Fisher để tiếp tục quảng bá cho thứ công nghệ đã cùng phi hành gia bay tới Mặt Trăng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại