Nhắc tới hồ nước nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những con sóng lăn tăn, làn nước trong xanh, khung cảnh tuyệt đẹp, gió thổi nhè nhẹ rung động lòng người.
Nhìn chung, mỗi thành phố đều sẽ có những hồ nước nhân tạo nhỏ, trong tự nhiên cũng có rất nhiều kiệt tác do trái đất tạo nên.
Các bạn đều biết hồ thường là nơi chứa nước nhưng không phải là tất cả. Hồ nước được nhắc đến trong bài viết này chính là một trong những hồ không chứa nước, thứ nó chứa bên trong là nhựa đường và nguồn tài nguyên vô tận, vì thế nó còn có tên gọi là hồ nhựa đường.
Hồ nhựa đường nằm trên quốc đảo đảo Trinidad vàTobago, là một cảnh đẹp nổi tiếng. Nhìn từ trên cao, mặt hồ rộng 46 ha này mang một màu đen kịt. Điều này không phải vì hồ nước quá sâu mà là do bên trong chứa một lượng nhựa đường khổng lồ.
Hiện nay nhiều người gọi hồ nước này là hồ nhựa đường, nhưng thực ra nó có tên khác, tên của nó là hồ Pitch.
Theo Amusing Planet, hồ Pitch nằm ở làng La Brea phía tây nam đảo Trinidad, đảo quốc Trinidad và Tobago là hồ nhựa đường lớn nhất thế giới, với diện tích khoảng 40 hecta và sâu 75 m.
Hồ Pitch có lịch sử từ hàng nghìn năm trước do quá trình hút chìm khi mảng lục địa Caribe bị mảng lục địa khác chèn lên. Đường đứt gãy lộ thiên này khiến dầu thô từ các mỏ sâu dưới lòng đất trào lên bề mặt và tập trung trong miệng núi lửa. Những thành phần nhẹ hơn trong dầu thô bay hơi, để lại lớp nhựa đường đặc, nặng, là hỗn hợp của dầu, đất sét và nước.
Nhựa đường là một trong những nguyên liệu không thể tách rời trong đời sống của con người, thế nên chúng ta có thể hình dung được giá trị thương mại của nó.
Càng thần kỳ hơn là hồ nhựa đường này không giống với những mỏ nhựa đường khác sau khi khai thác sẽ cạn kiệt dần. Hàng trăm năm nay con người không ngừng khai thác nhựa trong hồ những dường như nó luôn được bổ sung liên tục và không hề giảm sút.
Cho nên, những người tò mò bắt đầu điều tra và nghiên cứu nó. Tuy nhiên, người ta gặp nhiều khó khăn trong việc xác định độ sâu của hồ.
Họ phát hiện ra rằng khi các công cụ đo lường thâm nhập và lòng hồ đến độ sâu gần 100m thì vẫn chưa chạm đến đáy. Toàn bộ hồ Pitch được mô tả như một “dòng suối” nhựa đường tự nhiên khổng lồ. Sẽ có rất nhiều nhựa đường qua quá trình vận động địa chất không ngừng được đẩy lên mặt đất.
Do nhựa đường được đẩy lên từ tâm hồ nên nhựa ở các khu vực xung quanh đều sẽ bị đông đặc dưới tác động của không khí, thậm chí người ta có thể đạp xe trên đó. Nhưng càng đi vào gần tâm thì mặt nhựa đường càng mềm. Thỉnh thoảng còn có tiếng ùng ục của bọt bong bóng.
Được phát hiện năm 1595 và khai thác từ năm 1867, ngành công nghiệp khai khoáng đã thu ước tính 10 triệu tấn nhựa đường từ hồ Pitch, nhưng trong hồ vẫn còn khoảng 6 triệu tấn. Người ta ước tính, nếu mỗi ngày khai thác 100.000 kg nhựa đường trong hồ, ngay cả khi nó được khai thác liên tục trong 200 năm thì lượng nhựa đường ở đây cũng sẽ không cạn kiệt.
Do mặt hồ màu đen và đông cứng nên có thể đi bộ được, rất nhiều động vật hoang dã thản nhiên đi lại trên hồ, sau đó đi sâu lòng lòng hồ và không thể trở lại. Vì thế, có vô số loài động vật chết ở đây mỗi năm.
Trên thực tế, ngoài giá trị công nghiệp và du lịch, hồ Pitch còn có vai trò to lớn mà ít ai chú ý đến, đó là tác dụng bảo tồn giống loài. Chúng ta biết rằng nhựa đường là một khoáng chất hình thành bên trong lòng đất.
Tính chất đặc quánh của nó điểm mấu chốt giúp bảo tồn nhiều hóa thạch tự nhiên. Các nhà khoa học đã khai thác được hơn 3.500.000 hóa thạch của các loại động thực vật khác nhau từ hồ nhựa đường, trong đó còn có cả xương của các loại động vật từ kỷ băng hà.
Hiện nay nơi đây không chỉ là cơ sở khai thác công nghiệp mà còn là địa điểm du lịch nổi tiếng. Nét vẽ của thiên nhiên luôn tráng lệ và hùng vĩ. Nếu có cơ hội đến Tobago du lịch, bạn nhất định phải ghé thăm hồ nhựa đường kỳ diệu này.