Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Khoản 2, điều 23, BBLĐ 2012 quy định: Khi NLĐ làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao động (NSDLĐ) có quyền thỏa thuận bằng văn bản với NLĐ về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp NLĐ vi phạm.
Điều 126 BLLĐ 2012 quy định hình thức xử lý kỷ luật sa thải được NSDLĐ áp dụng trong những trường hợp sau đây: 1. NLĐ có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của NSDLĐ, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của NSDLĐ; Như vậy, nếu trường hợp Cty có thỏa thuận với bạn về việc không được tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, mà bạn vi phạm thì có thể bị xử lý kỷ luật ở mức cao nhất là sa thải.
Tuy nhiên, xin lưu ý, để xử lý kỷ luật NLĐ thì hành vi vi phạm đó phải được quy định trong nội quy lao động của Cty và việc xử lý kỷ luật phải tuân theo đúng quy định, rong đó phải có mặt của tổ chức công đoàn...
Vấn đề thứ hai, hiện pháp luật về lao động không có quy định nào về việc buộc NLĐ sau khi rời khỏi DN thì không được làm cho DN đối thủ. Việc thỏa thuận giữa hai bên nếu có là thỏa thuận dân sự.
Do đó, Cty không có quyền yêu cầu bạn không được làm việc cho DN đối thủ trong vòng 2 năm kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ.