Thái Lan đau đầu về nạn buôn người

havan |

Thái Lan đang là nam châm thu hút những người lao động di cư hợp pháp lẫn trái phép đến từ những nước láng giềng

Ei Phyo, một thiếu nữ Myanmar 18 tuổi, đến thành phố cảng Samut Sakhon (Thái Lan) 4 năm trước để làm việc tại một xí nghiệp chế biến cá viên. Giống như hầu hết người lao động di cư nước ngoài trái phép, cô không có khả năng trả 16.500 baht (gần 11,5 triệu đồng) để được đưa đến Thái Lan. Cô làm việc quần quật 12 giờ/ngày và 7 ngày/tuần để nhận được 4.000 baht. Tuy nhiên, 1.000 baht đã bị trừ vào số tiền người chủ xí nghiệp trả trước cho những người đưa cô đến đất nước này.

Gánh nặng nợ nần

Ei Phyo cho hãng tin DPA (Đức) biết: “Tôi không hề rời khỏi xí nghiệp một lần nào trong 2 năm trời. Ngay cả khi tôi trả xong nợ, họ không cho tôi ra ngoài vì ông chủ nói đó là điều không nên làm”.

Cuối cùng, cô cũng chạy được ra ngoài thông qua một lối thoát ở phía sau xí nghiệp sau một lần đi đổ rác. Kể từ đó, theo Ei Phyo, xí nghiệp đã xây một bức tường cao hơn để bảo đảm không có thêm công nhân nào nữa chạy được ra ngoài. El Phyo may mắn tìm được một công việc tốt hơn ở Samut Sakhon, đồng thời gia nhập đội ngũ gần 1 triệu lao động người Myanmar, Campuchia và Lào có đăng ký ở Thái Lan trong năm nay (tính đến đầu tháng 8).

Không ít lao động di cư đến từ những nước láng giềng bị ngược đãi

trên các con thuyền đánh cá ở Thái Lan.Ảnh: The IrrawaddyNhững gì cô gái nói trên từng trải qua có thể không bi thảm lắm nếu so với những người Campuchia hoặc Myanmar bị biến thành nô lệ nhiều năm liền trên những đội thuyền đánh cá của Thái Lan. Nai, một người Myanmar 25 tuổi, kể: “Tôi đã chạy trốn sau khi một trong những người bạn của tôi mất một cánh tay trên thuyền đánh cá”.Sáu năm trước, Nai buộc phải mượn 6 triệu kyat (khoảng 15,4 triệu đồng) để trả cho người đưa anh đến Thái Lan. Kể từ đó, anh lần lượt làm việc khắp nơi, từ xí nghiệp cho đến thuyền đánh cá để kiếm tiền trả nợ. Nai nói: “Cho dù gặp vấn đề gì ở Thái Lan, tôi vẫn phải cố gắng vượt qua vì tôi chưa kiếm đủ tiền trả nợ ở quê nhà”.

Cuộc chiến cam go

Bà Joy Ngozi Ezeilo, một quan chức Liên Hiệp Quốc, đã có mặt tại Thái Lan để bàn về vấn đề chống nạn buôn người ở nước này. Bà Ezeilo cho biết: “Tại Thái Lan, tôi muốn tìm đến những nạn nhân của bọn buôn người để tiếng nói của họ được nghe đếnnhiều hơn”. Bangkok hoan nghênh chuyến thăm của bà, đồng thời khẳng định họ đang có nhiều nỗ lực trong việc giải quyết vấn nạn buôn người.

Nền kinh tế năng động và đa dạng của Thái Lan từ lâu đã là một nam châm thu hút những người lao động di cư hợp pháp lẫn trái phép đến từ những nước láng giềng kém phát triển hơn là Campuchia, Lào và Myanmar.Nhiều lao động di cư trong số này đang làm những công việc bị người bản địa xa lánh – làm việc tại các đồn điền cao su và dầu cọ, những công trình xây dựng, trên tàu đánh cá hoặc làm người giúp việc nhà.Đứng trước vấn nạn trên, Chính phủ Thái Lan đã có những nỗ lực nhằm hợp pháp hóa nguồn lao động nhập cư, như cho phép họ đăng ký để làm việc hợp pháp ở nước này. Ngoài ra, Bộ Lao động đề xuất việc lập một quỹ bảo hiểm để hỗ trợ người lao động di cư nước ngoài mỗi khi họ gặp tai nạn hoặc bệnh tật liên quan đến công việc.

Dù vậy, Bộ Ngoại giao Mỹ nhận định rằng tình trạng tham nhũng trong lực lượng thực thi pháp luật và việc xử lý chưa mạnh tay khiến cuộc chiến chống nạn buôn người chưa mang lại nhiều kết quả ở Thái Lan. Đó là lý do Liên Hiệp Quốc đang tìm cách thuyết phục nhà chức trách Thái Lan thực thi những đạo luật chống buôn người để đối phó hiệu quả hơn với loại tội phạm này.

Theo NLD

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại