Đoàn xe của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân tiến về Phủ Chủ tịch. (Ảnh: Như Ý)
Đoàn xe của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân tiến về Phủ Chủ tịch. (Ảnh: Như Ý)
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân Bành Lệ Viên thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân.
Thiếu nhi Hà Nội vẫy cờ hai nước, chào mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam. (Ảnh: Như Ý)
Lễ đón trọng thể diễn ra tại Phủ Chủ tịch. (Ảnh: Như Ý)
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển ngày càng thực chất, vững chắc và toàn diện trên mọi lĩnh vực, kể từ khi hai bên thiết lập khuôn khổ quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược toàn diện (năm 2008) đến nay.
Đoàn xe đưa nhà lãnh đạo Trung Quốc và Phu nhân tiến vào Phủ Chủ tịch. (Ảnh: Như Ý)
Quan hệ chính trị giữa hai nước phát triển mạnh mẽ, trao đổi cấp cao và các cấp được tăng cường. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc hai nước thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi mật thiết.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc chào hỏi các quan chức cấp cao Việt Nam. (Ảnh: Như Ý)
Trên cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc, ông Tập Cận Bình từng hai lần thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam, vào tháng 11/2015 và tháng 11/2017.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trên bục danh dự, nghe quân nhạc cử quốc thiều hai nước. (Ảnh: Như Ý)
Ngoài ra, đồng chí Tập Cận Bình đã 7 lần điện đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (3/2013, 01/2014, 2/2015, 1/2020, 9/2020, 2/2021, 9/2021) và nhiều lần trao đổi thư, điện nhân các sự kiện chính trị quan trọng của mỗi bên.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân Ngô Thị Mân đón Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân Bành Lệ Viên ngày 12/12. (Ảnh: Như Ý)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có chuyến thăm mang ý nghĩa lịch sử đến Trung Quốc vào tháng 10/2022, là chuyến thăm chính thức đầu tiên của một nhà lãnh đạo nước ngoài tới Trung Quốc sau Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc. Khi đó, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã chủ trì lễ đón, hội đàm, chiêu đãi, tiệc trà, trao tặng Huân chương Hữu nghị của Nhà nước Trung Quốc cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Người dân chào đón Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Như Ý)
Trong năm nay, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có các cuộc hội kiến với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng (tháng 10), hội kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính (tháng 6), và hội kiến Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai (tháng 4).
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có nhiều dịp gặp nhau. (Ảnh: Như Ý)
Trung Quốc 20 năm liền là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và hiện nay Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, đối tác thương mại lớn thứ 4 của Trung Quốc trên thế giới (sau Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc). Kim ngạch thương mại song phương tăng 9 lần, từ 20 tỷ USD năm 2008 lên gần 180 tỷ USD năm 2022.
21 phát đại bác chào mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Như Ý)
Hai nhà lãnh đạo chụp ảnh chung trước hội đàm. (Ảnh: Như Ý)
Qua 15 năm, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam tăng hơn 10 lần từ mức lũy kế 2 tỷ USD vào năm 2008 lên 25 tỷ USD hiện nay. Riêng năm 2023, Trung Quốc đã vươn lên vị trí thứ tư trong các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Hai Tổng Bí thư và các quan chức cấp cao hai nước trong cuộc hội đàm ngày 12/12. (Ảnh: Như Ý)
Giao lưu nhân dân và hợp tác giữa các địa phương diễn ra sôi động, đạt nhiều thành quả thiết thực.
Hai bên đạt nhiều thành quả trong việc xây dựng đường biên giới trên bộ Việt Nam - Trung Quốc hòa bình, hữu nghị và hợp tác, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội các địa phương biên giới hai bên.
Hai bên bàn các biện pháp nâng tầm hơn nữa quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc. (Ảnh: Như Ý)
Hai bên cũng nỗ lực duy trì đàm phán, tăng cường hợp tác, nhằm cùng các bên liên quan kiểm soát bất đồng, quản lý khác biệt phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, góp phần bảo đảm hòa bình, ổn định ở Biển Đông và khu vực.