Hình ảnh mới của sao Thổ và sao Hỏa do NASA thu được: Nét và đẹp đến "nực cười"

J.D |

Các hình ảnh đều do kính thiên văn vũ trụ Hubble thu được. Có lẽ chẳng ai ngờ rằng giờ đây khoa học đã tiến bộ đến mức cho chúng ta những hình ảnh tuyệt vời đến thế.

Với các fan của thiên văn học vũ trụ, Hubble hẳn là một cái tên vô cùng quen thuộc. Đây là kính thiên văn vũ trụ cực kỳ hiện đại của NASA, được trang bị nhiều công cụ phức tạp, cho phép thu được ánh sáng từ khoảng cách 12 tỉ năm ánh sáng lận.

Hubble được xem là một huyền thoại của NASA sau những thành tựu vô cùng quan trọng, như chứng minh được sự hiện diện của hố đen vũ trụ. Và đặc biệt, Hubble có thể cung cấp hình ảnh cực kỳ chi tiết đối với các tinh cầu ở khoảng cách xa.

Hình ảnh mới của sao Thổ và sao Hỏa do NASA thu được: Nét và đẹp đến nực cười - Ảnh 1.

Và mới đây, huyền thoại Hubble đã gửi về Trái đất một loạt hình ảnh mới về sao Thổ và sao Hỏa. Vấn đề là loạt ảnh này đẹp và nét đến mức... nực cười, vì thậm chí còn cho chúng ta quan sát được quá trình hình thành những cơn bão trên 2 hành tinh này.

Được biết, hình ảnh về sao Thổ được chụp từ ngày 6/6, ở khoảng cách 2,2 tỉ km so với Trái đất. Còn sao Hỏa được chụp vào ngày 18/7, cách chúng ta 59,4 triệu km.

Sao Thổ lần này có gì?

Cần biết rằng trục của sao Thổ nghiêng khoảng 27 độ. Có nghĩa rằng tùy vào thời điểm chu kỳ mà chúng ta sẽ có những góc nhìn khác nhau về hành tinh này. Trong hình ảnh của Hubble lần này, sao Thổ đang nghiêng về phía chúng ta.

"Vì độ nghiêng này mà sao Thổ có một số mùa thay đổi" - trích báo cáo của NASA.

"Mùa hè ở bắc bán cầu, bầu khí quyển sẽ hoạt động mạnh hơn. Điều này tạo ra những đám mây bão sáng rực rỡ vì sấm chớp. Những đám mây nhỏ hơn ở vĩ độ trung bình cũng có thể quan sát được."

Hình ảnh mới của sao Thổ và sao Hỏa do NASA thu được: Nét và đẹp đến nực cười - Ảnh 2.

Hình ảnh tuyệt đẹp của sao Thổ do Hubble thu lại được

Hình ảnh mới của sao Thổ và sao Hỏa do NASA thu được: Nét và đẹp đến nực cười - Ảnh 3.

Một số mặt trăng của sao Thổ. Có thể thấy cả Enceladus - một trong các ứng viên có khả năng tồn tại sự sống ngay trong hệ Mặt trời

Hình ảnh do Hubble cung cấp nét đến mức chúng ta nhìn thấy cả những cơn bão mây hình lục giác được hình thành phía vùng cực. Chúng từng được tàu Voyager 1 phát hiện vào năm 1981, khi bay ngang qua tinh cầu này.

Thậm chí đến cả vòng tròn thiên thể bao quanh sao Thổ cũng tuyệt đẹp dưới góc nhìn của Hubble.

Còn sao Hỏa thì sao nhỉ?

Các hình ảnh về sao Hỏa cũng rất nét, nhưng lại cho thấy hiện tượng kỳ lạ hơn. Thông thường, chúng ta có thể nhìn được bề mặt của hành tinh Đỏ. Tuy nhiên lúc này, toàn bộ bề mặt gần như bị bao phủ bởi mây mù.

Theo NASA, có vẻ như hành tinh đang phải chịu đựng một đợt bão bụi có quy mô toàn cầu.

Hình ảnh mới của sao Thổ và sao Hỏa do NASA thu được: Nét và đẹp đến nực cười - Ảnh 5.

Sao Hỏa năm 2016 và 2018

"Mỗi năm trên sao Hỏa, sẽ có một đợt bão bụi bao phủ phần lớn bề mặt hành tinh, và phải mất vài tuần, thậm chí là vài tháng mới tan hết."

"Những cơn bão thường xảy ra vào mùa xuân hoặc mùa hạ ở nam bán cầu sao Hỏa, khi tinh cầu này ở vị trí gần với Mặt trời nhất. Lúc đó, sức nóng khiến cho tốc độ gió tăng lên chóng mặt."

Hình ảnh mới của sao Thổ và sao Hỏa do NASA thu được: Nét và đẹp đến nực cười - Ảnh 6.

Một số khu vực (bao gồm cả núi lửa) có thể quan sát được từ bức ảnh của Hubble

Theo các chuyên gia đánh giá, những hình ảnh mới của Hubble thực sự rất hữu dụng. Nó giúp các nhà thiên văn hiểu hơn về khí quyển sao Hỏa, cũng như nguồn gốc của những con bão bụi thường xuyên xảy ra trên hành tinh này.

Và đặc biệt, tất cả phải ấn tượng với những gì mà Hubble làm được. Dù là hành tinh cách xa đến hàng tỉ km như sao Thổ, Hubble vẫn có thể thu được hình ảnh nét đến tuyệt vời như vậy.

Tham khảo: IFL Science

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại