Sao Thủy là hành tinh nhỏ nhất trong hệ Mặt trời, có đường kính 3.000 dặm so với Mặt trời 864.000 dặm. Đây là lần quá cảnh Mặt trời đầu tiên của Sao Thủy kể từ năm 2016. Không giống như lần quá cảnh năm 2016, Sao Thủy lần này gần nhất với Trái Đất, vượt ngay qua trước mặt hành tinh của chúng ta.
Năm nay sao Thủy sẽ mất khoảng 5,5 giờ để hoàn thành hành trình, vượt qua nửa đường vào 22h20 và kết thúc quá cảnh vào 1h sáng ngày 12/11. Theo NASA, trong một thế kỷ Sao Thủy chỉ quá cảnh 13 hoặc 14 lần.
Trong suốt thời gian quá cảnh, sao Thủy đi qua giữa Mặt Trời và Trái Đất, trở thành một chấm đen nhỏ tương phản với đĩa Mặt Trời màu vàng rực. Do đó, để bảo vệ mắt, các nhà thiên văn cho rằng không nên quan sát hiện tượng này bằng mắt thường việc nhìn trực tiếp vào Mặt Trời có thể gây hại cho mắt.
Nhìn từ Trái Đất, chấm đen sao Thủy có độ rộng bằng 1/160 đĩa Mặt Trời, do đó người quan sát cần công cụ hỗ trợ quan sát như kính lọc tia cực tím để theo dõi sự kiện quá cảnh.
Quan sát sự di chuyển như thế này đã đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển thiên văn học, đặc biệt là trong việc trả lời một câu hỏi đơn giản nhưng quan trọng - chính xác là Trái đất cách Mặt trời bao xa? Không có con số này, chúng ta không thể biết được khoảng cách của các hành tinh từ Mặt trời, thậm chí cả độ sáng thực sự của Mặt trời.
Nhà thiên văn học nổi tiếng Edmond Halley (tên được đặt cho sao Chổi Halley) nhận ra rằng các quan sát về những dịch chuyển ngang qua nhau của các hành tinh - đặc biệt Sao Kim đi qua đĩa Mặt trời - có thể được sử dụng để trả lời điều này.
Phép đo là một ví dụ về thị sai (parallax): vị trí rõ ràng của một vật thể gần đó, liên quan đến một nền phía xa, phụ thuộc vào điểm thuận lợi của bạn. Vật thể càng ở gần, thị sai càng lớn: Halley lý luận rằng bằng cách đo vị trí của Sao Kim so với Mặt trời ở xa hơn, có thể tính toán được khoảng cách đến Mặt trời. Ít nhất trên lý thuyết.