Hikikomori: Hiện tượng cô lập xã hội cực đoan của Nhật Bản đang lan rộng ra toàn cầu

Đức Khương |

Hikikomori được giải nghĩa trong tiếng Việt là 'Thu mình vào bên trong, trở nên hạn chế hoạt động'. Bởi vậy, hikikomori cũng được gọi là 'Những ẩn sĩ thời hiện đại'.

Cô đơn là một vấn đề lớn trong xã hội Nhật Bản. Đặc biệt là đối với nhóm dân số lớn tuổi, nó đã trở thành một hoàn cảnh nghiêm trọng, và có những dấu hiệu cho thấy ngay cả đối với nhóm dân số trẻ, sự cô đơn cũng đang gia tăng.

Trong số những người đàn ông cao tuổi sống một mình tại Nhật Bản, hơn 15% thường xuyên có những ngày không nói chuyện với ai, trong khi 30% không có người tin cậy trong cuộc sống.

Dân số già của Nhật Bản đặt ra những thách thức xã hội đặc biệt. Cái gọi là hiện tượng hikikomori, hay còn gọi là ẩn sĩ thời hiện đại đã phát triển mạnh mẽ tại quốc gia này, tuy nhiên không chỉ người già, ngay cả những người trẻ tuổi cũng bắt đầu sống theo các này.

Năm 2010, chính phủ Nhật Bản ước tính có 700.000 cá nhân sống như hikikomori ở Nhật Bản, với độ tuổi trung bình là 31. Hiện nay, theo một nghiên cứu mới, vấn đề này đã trở nên phổ biến hơn ở nhiều nơi trên thế giới — và chúng ta cần một giải pháp tốt hơn để chẩn đoán hiện tượng này. Trên thực tế, một nghiên cứu mới được công bố đầu năm 2023 đã tìm thấy bằng chứng cho thấy hiện tượng này đang mở rộng ra phạm vi quốc tế.

Hikikomori: Hiện tượng cô lập xã hội cực đoan của Nhật Bản đang lan rộng ra toàn cầu - Ảnh 1.

Hikikomori là gì?

Vào cuối những năm 1990, Nhật Bản phát hiện ra rằng một số lượng lớn thanh thiếu niên và thanh niên hầu như không có liên hệ xã hội nào, ngoại trừ một số liên lạc với gia đình của họ.

Nó được gọi là hikikomori (hay ひきこもり trong tiếng Nhật), có nghĩa là "thu mình vào trong, bị giam hãm". Hay nói một cách thông tục hơn là đóng cửa, không muốn tiếp xúc với bên ngoài. Hikikomori về cơ bản rút lui khỏi đời sống xã hội mà không có bất kỳ tình trạng thể chất hoặc tinh thần tiềm ẩn nào.

Điều quan trọng cần lưu ý rằng đây không phải là kiểu người hướng nội thông thường, thay vào đó đây là tình trạng được đặc trưng bởi sự cô lập xã hội cực độ.

Hikikomori: Hiện tượng cô lập xã hội cực đoan của Nhật Bản đang lan rộng ra toàn cầu - Ảnh 2.

Tình trạng này cũng hiếm khi thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, và việc trở thành một hikikomori hầu như luôn là mãn tính. Các cuộc phỏng vấn và khảo sát với những người hikikomori đã tiết lộ rằng họ cảm thấy đau khổ và lo lắng về tâm lý ở mức độ mạnh mẽ và đôi khi chỉ nghĩ đến việc từ bỏ lối sống này cũng có thể gây ra đau khổ.

Họ hầu như chỉ ở trong nhà mỗi ngày. Đây không chỉ là một dạng lo lắng xã hội, hầu hết các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu về vấn đề này đang cố gắng phân loại nó là một tình trạng bệnh lý.

Hikikomori: Hiện tượng cô lập xã hội cực đoan của Nhật Bản đang lan rộng ra toàn cầu - Ảnh 3.

Nguyên nhân gây ra hikikomori

Một cuộc khảo sát dựa vào cộng đồng được công bố vào năm 2010 đã báo cáo rằng tỷ lệ hikikomori chiếm khoảng 1,2% dân số Nhật Bản, và vẫn chưa đạt được sự đồng thuận về nguyên nhân gây ra loại tình trạng này.

Nó dường như ảnh hưởng đến cả hai giới như nhau và dường như thường liên quan đến chấn thương trước đây hoặc trải nghiệm xã hội khó chịu (bao gồm cả thất bại trong học tập).

Nó dường như ảnh hưởng đến các gia đình thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu, nhưng đó cũng có thể là trường hợp vì những gia đình này có đủ khả năng chu cấp đầy đủ cho con cái sau khi bị cô lập, trong khi ở những gia đình không khá giả, những hikikomori tiềm năng sẽ buộc phải đi làm.

Hikikomori: Hiện tượng cô lập xã hội cực đoan của Nhật Bản đang lan rộng ra toàn cầu - Ảnh 5.

Hikikomori tương tự như sự rút lui khỏi xã hội của một số người mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ, nhưng không có mối liên hệ rõ ràng nào được thiết lập. Theo cuốn sách của Michael Zielenziger - Shutting Out the Sun: How Japan Created Its Own Lost Generation - hội chứng này có liên quan chặt chẽ với chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương, mặc dù các nghiên cứu đã công bố cho thấy đây chỉ là suy đoán.

Không có tình trạng tâm thần tiềm ẩn nào gây ra hiện tượng này (đây thực sự là một khía cạnh quan trọng trong việc xác định hikikomori), nhưng không hoàn toàn rõ ràng liệu đây có phải là một tình trạng tâm thần hay chỉ là một dạng hành vi cực đoan. Tệ hơn nữa, sự cô lập xã hội thường đi đôi với sự xấu hổ hoặc cảm giác tội lỗi đến từ gia đình, đây đều là những rào cản trong việc xác định và mô tả đặc điểm của những cá nhân này.

Thông thường, nhiều trường hợp hikikomori xuất hiện có liên quan đến những trải nghiệm cực đoan thời thơ ấu hoặc thậm chí đau thương. Thành tích quá thấp, đặc biệt khi kết hợp với kỳ vọng cao của gia đình, dường như cũng là những yếu tố dẫn đến sự phát triển của hikikomori.

Hikikomori: Hiện tượng cô lập xã hội cực đoan của Nhật Bản đang lan rộng ra toàn cầu - Ảnh 6.

Không phải ngẫu nhiên mà hiện tượng này hình thành lần đầu tiên ở Nhật Bản. Hikikomori có liên quan đến sự phá vỡ sự gắn kết xã hội và sự suy đồi trong các mối quan hệ xã hội, quá trình đô thị hóa nhanh chóng và tiến bộ công nghệ nhanh chóng - tất cả đều phổ biến ở Nhật Bản. Những thay đổi này có thể tách các cá nhân ra khỏi xã hội, khiến họ cảm thấy lạc lõng trong bất kỳ tình huống xã hội nào.

Nhìn chung, các nghiên cứu đang tiến hành cho thấy rằng các yếu tố nội tâm (lòng tự trọng, khó khăn về cảm xúc, kiểm soát xung động..) là những yếu tố rủi ro lớn hơn so với các yếu tố giữa các cá nhân (ví dụ: lo lắng xã hội, quan hệ đồng lứa có vấn đề, khó khăn trong quan hệ cha mẹ, chức năng gia đình....).

Hikikomori: Hiện tượng cô lập xã hội cực đoan của Nhật Bản đang lan rộng ra toàn cầu - Ảnh 7.

Lan rộng ra các nước khác

Mặc dù vấn đề vẫn còn phổ biến nhất ở Nhật Bản, nhưng nó đã "lan rộng" ra khỏi biên giới đất nước này từ lâu. Các nghiên cứu trước đây đã báo cáo sự tồn tại của hikikomori ở Hàn Quốc và Hồng Kông, cũng như Hoa Kỳ, Maroc, Oman, Ý, Ấn Độ, Phần Lan và Pháp.

Sự cô lập xã hội đang gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới và hiện tượng này đã gia tăng bất ngờ trên toàn cầu. Nhưng nếu các nguyên nhân được thảo luận ở trên thực đúng, thì đây không phải là một hiện tượng đáng ngạc nhiên.

Hikikomori: Hiện tượng cô lập xã hội cực đoan của Nhật Bản đang lan rộng ra toàn cầu - Ảnh 8.

Đặc biệt, ngày càng nhiều nơi trên thế giới trở nên đủ giàu có để hỗ trợ thanh niên vô thời hạn (hoặc thanh niên có thể làm việc từ xa, trực tuyến mà không cần gặp trực tiếp bất kỳ ai). Không phải lúc nào hikikomori cũng có thể tồn tại hoặc kiếm tiền, nhưng hầu hết họ đều đến từ các gia đình thuộc tầng lớp trung lưu hoặc thượng lưu có thể chu cấp cho họ.

Sự thay đổi văn hóa do công nghệ mang lại (và đặc biệt là internet) cũng có thể tạo ra hố sâu ngăn cách giữa con cái và cha mẹ chúng. Cha mẹ không thể nhìn thấy những dấu hiệu ban đầu của sự cô lập xã hội cũng có thể được coi là một yếu tố làm trầm trọng hơn của vấn đề này.

Hikikomori: Hiện tượng cô lập xã hội cực đoan của Nhật Bản đang lan rộng ra toàn cầu - Ảnh 9.

Các cuộc phỏng vấn đã chỉ ra rằng hikikomori không chỉ giới hạn ở Nhật Bản hay châu Á, và dường như không có khía cạnh văn hóa đơn lẻ nào được xác định. Đó là một hiện tượng phức tạp với những nguyên nhân phức tạp — và với cách xã hội của chúng ta đang phát triển, chúng ta nên chú ý đến nó nhiều hơn.

Nguồn: Grunge; Phys.org; USGS

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại