Hiệu ứng Diderot: Tại sao chúng ta luôn mua những gì chúng ta không thực sự cần?

MỘC DƯƠNG |

Một ngày nọ, Diderot được tặng một món quà là chiếc áo choàng đỏ. Và đấy là lúc mọi chuyện rắc rối bắt đầu.

Vào một ngày định mệnh, thế giới của Diderot bị đảo lộn. Không, không phải ông ấy bị sa thải khỏi công ty. Cũng không phải ông ta vừa mới chuyển sang một căn hộ mới. Cũng chẳng phải ông ly dị vợ. Sự thật là ông ấy thậm chí còn không nhận thức được chuyện gì đã xảy ra tại thời điểm ấy.

Diderot là ai?

Hiệu ứng Diderot: Tại sao chúng ta luôn mua những gì chúng ta không thực sự cần? - Ảnh 1.

Sinh năm 1713, Diderot là nhà triết học này xuất thân trong một gia đình bình thường ở Langre, Pháp. Sau đó, Denis Diderot chuyển đến Paris để học luật. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị rút ngắn khi ông ấy nhận ra rằng ông muốn trở thành nhà văn.

Giống như Voltaire đương thời, quyết định của Diderot đã đi ngược lại mong muốn của cha mình. Kết quả là, ông ta đã nhanh chóng bị bỏ rơi và phải sống theo phong cách Bohemian sau đó. Dần dần Diderot nổi tiếng với các tác phẩm của mình trong thời kì Khai sáng. 

Ông đã đóng góp cho bộ sách Bách khoa toàn thư, một bộ sách Bách khoa toàn thư của Pháp nhằm mục đích giáo dục công chúng về kiến thức thế giới. Tuy nhiên, dù cho có danh tiếng và nổi tiếng, ông vẫn bị phá sản.

Ở tuổi 60, Diderot không có bất cứ một giấy tờ gì chứng minh thu nhập của mình. Vì vậy, khi ông muốn cho con gái mình ít của hồi môn trong ngày đám cưới, chẳng có bất cứ tài sản nào nên ông phải bán đi thư viện của mình.

Khi nghe tin đó, Catherine Đại đế đã sắp xếp mua thư viện của ông ấy. Bà đề cử ông làm người chăm sóc cho đến khi ông chết với mức lương là 1000 livro mỗi năm, thậm chí còn trả trước cho ông lương 25 năm. Qua đêm đó, Diderot trở nên an toàn về mặt tài chính.

Chiếc áo choàng màu đỏ tươi

Một ngày nọ, Diderot được tặng một món quà là một chiếc áo choàng đỏ. Và đấy là lúc mọi chuyện rắc rối bắt đầu.

Chẳng có chuyện gì xảy ra với chiếc áo choàng. Thực tế là, Diderot ngây ngất với chiếc áo choàng cực đẹp này. Rồi ông ta thấy, so với chiếc áo choàng này thì tất cả các đồ vật trong phòng của mình trông hơi buồn tẻ. Ông bắt đầu sửa chữa căn phòng để nó phù hợp với chiếc áo choàng.

Hiệu ứng Diderot: Tại sao chúng ta luôn mua những gì chúng ta không thực sự cần? - Ảnh 2.

Đầu tiên, những chiếc móc treo tường được thay thế bằng loại đắt tiền hơn. Càng đắt càng tốt. Tiếp theo là bỏ đi chiếc ghế mây cũ và thay thế vào đó một chiếc ghế da. Một chiếc gương lớn được đặt trên lò sưởi. Một khoảng không trống được lấp đầy bằng một chiếc bàn nhỏ nhắn để viết sách.

Diderot đã hoàn toàn biến đổi căn phòng của mình để phù hợp với chiếc áo choàng. Những kiểu trang trí và đồ nội thất cũ kĩ và bụi bẩn đã bị vứt đi, thay vào đó là đồ nội thất sáng bóng, trang nhã. Vậy ông ấy có hài lòng không? Hình như là không.

Cuối cùng, ông ấy hối tiếc vì đã thay đổi tất cả, ông than thở rằng "Tất cả bây giờ đều không hoà hợp. Không phù hợp, không đoàn kết, không đẹp hơn." Diderot đã rút ra được một bài học nhưng đã quá muộn, ông chỉ mới trở lại giàu có chưa bao lâu thì giờ lại đi vào nợ nần.

Theo hiệu ứng Diderot, việc sở hữu một món đồ mới sẽ dẫn đến việc tạo ra vòng xoáy mua sắm khiến bạn muốn mua nhiều thứ hơn nữa. Kết quả là chúng ta sẽ mua rất nhiều thứ mà bản thân trước đây không hề cần để cảm thấy hạnh phúc và thỏa mãn.

Hiệu ứng Diderot trong cuộc sống

Hiệu ứng Diderot: Tại sao chúng ta luôn mua những gì chúng ta không thực sự cần? - Ảnh 3.

Vài trăm năm sau, chúng ta vẫn rơi vào vết xe đổ của Hiệu ứng Diderot.

Bất cứ khi có điều gì đó trái ngược với những phần còn lại trong môi trường của chúng ta, nó sẽ khiến ta lo lắng cho đến khi sửa nó. Kết quả là, thay đổi một sự việc duy nhất dẫn đến thay đổi toàn bộ những cái khác và điều này có thể tốt hoặc tệ hơn.

Dù bằng cách nào đi nữa thì chúng ta đang tiêu thụ ngày càng nhiều. Một chuỗi các giao dịch được thực hiện. Giống như Diderot, chúng ta nhận ra rằng cái nồi vàng không được úp đúng cái vung của nó.

Hiệu ứng Diderot áp dụng trong nhiều khía cạnh của cuộc sống: tài sản vật chất, những nơi chốn quen thuộc và thậm chí là những người chúng ta biết. Khi một thứ thay đổi đáng kể, chúng ta cần ổn định mọi thứ lại thêm lần nữa.

Bạn sẽ cảm nhận được Hiệu Ứng Diderot khi:

- Mua một số bộ phận mới của máy tính: Bạn mới tậu được một bàn phím tuyệt vời? Sau đó có thể là đã đến lúc bạn nâng cần cấp chuột, miếng lót chuột, ….

- Thay đổi một địa điểm quen thuộc: quần áo và phụ kiện của bạn hiện tại không phù hợp với môi trường mới nên bạn phải làm mới lại hoàn toàn.

- Gặp một vài người bạn mới: Người mới trong cuộc sống của bạn xung khắc với các thành phần khác và với những người trong cuộc sống của bạn, vì vậy bạn phải thay đổi một số phần cuộc sống của bạn để phù hợp với người mới.

Hiệu ứng Diderot: Tại sao chúng ta luôn mua những gì chúng ta không thực sự cần? - Ảnh 4.

Đối phó với hiệu ứng Diderot

Việc phải trải qua những xung đội nội tâm khi những thứ trong cuộc sống của chúng ta không hoà hợp với nhau là hoàn toàn tự nhiên. Vì vậy, làm sao để chúng ta không phải trở thành nạn nhân của hiệu ứng Diderot? Làm sao để chúng ta có thể ngưng tiêu xài phung phí mà cuối cùng lại khiến chúng ta hối hận? Có cách nào để tránh nó không?

Đây là 4 cách:

1. Trước khi chấp nhận thứ gì đó, hãy hình dung xem nó sẽ phù hợp với cuộc sống của bạn như thế nào

Khi bạn thấy có một đồ vật cực kì đẹp, thì liệu nó có đẹp khi đặt trong phòng của bạn không? Nó có hài hoà với màu sắc của các đồ trang trí khác trong phòng bạn không? Phòng của bạn còn chỗ để đặt nó không?

Khi bạn muốn thay đổi gì đó, một loạt các điều khác cũng sẽ phải thay đổi để phù hợp với duy nhất một cái mới. Thay đổi không phải lúc nào cũng tiêu cực, nhưng bạn cần suy tính kĩ liệu nó có đáng để vì nó mà thay đổi tất cả các khía cạnh khác trong cuộc sống bạn không.

Đôi khi những hậu quả ngoài ý muốn của các hành động đó trở lại và ám ảnh chúng ta. Những thứ mới, người mới hoặc địa điểm mới đem lại lợi ích nhất định nhưng cũng có những nhược điểm. Các quyết định thì rất dễ thực hiện nhưng khó mà trở về cũ lắm.

2. Suy nghĩ về toàn bộ tập hợp, đừng chỉ nhìn vào riêng lẻ từng bộ phận

Tôi đã từng mắc phải sai lầm khi mua một chiếc áo khoác. Không có gì sai khi mua nó cả. Sự thật là nó đẹp hơn tất cả các áo khoác khác mà tôi đang có. Nhưng trong khi mua nó thì tôi quên béng một điều quan trọng là nó có hợp với những bộ đồ mà tôi đang có không.

Khi tôi quên mất điều quan trọng này, tôi đã có 3 lựa chọn. Tôi có thể mua đồ mới để kết hợp với nó; mặc nó với những bộ đồ sẵn có của tôi; hoặc là bỏ chiếc áo khoác đó đi. Dần dần, tôi bỏ quên không mặc chiếc áo khoác đó nữa mà chọn mặc những chiếc khác.

Thay vì phải đi tìm kiếm phụ kiện, trang trí hay đồ nội thất đẹp nhất, hãy tìm những gì bắt mắt với những gì bạn đã có. Bằng cách đó, bạn không phải cảm thấy áp lực khi phải tìm thứ gì đó thay thế thứ bạn đang có, hoặc không phải cảm thấy có lỗi khi phải vứt bỏ cái gì đó chỉ vì nó không hợp.

3. Loại bỏ các dấu hiệu môi trường có hại

Đi đến một chỗ mà bạn có thể ăn thoả thích những gì bạn muốn sẽ dẫn đến tình trạng ăn quá nhiều. Lượn đến các cửa hàng bán lẻ sẽ khiến bạn tay xách nách mang đủ thứ túi. Xung quanh bạn toàn là những người có chung một suy nghĩ thì dần dần bạn cũng bị thay đổi cách suy nghĩ của bạn theo những người đó. Khi môi trường của bạn quyết định những gì sẽ phải xảy ra, tốt nhất là bạn nên tránh xa nó.

Nếu bạn cảm thấy bạn đang đi quá xa với những gì bạn cần, hãy tránh gặp nó ở nơi đầu tiên mà bạn đến. Ví dụ, chặn các quảng cáo trên email và website. Đặt những thức ăn lành mạnh gần bạn để nó nghiễm nhiên trở thành lựa chọn của bạn trong các bữa ăn thay vì đồ ăn vặt.

Cách tốt nhất để ngăn chặn thói quen và thèm muốn không lành mạnh là tránh xa nó ra.

4. Tập trung vào trải nghiệm nhiều hơn là đồ vật

Theo nghiên cứu, trải nghiệm mua sắm làm người ta hạnh phúc hơn là những món đồ. Niềm vui mà bạn cảm thấy khi mua một món đồ chỉ là tạm thời, trong khi một trải nghiệm thú vị làm bạn hạnh phúc cả đời.

Trải nghiệm có thể bao gồm tham quan bảo tàng, tham gia một lớp học hoặc lập kế hoạch đi nghỉ vào ngày cuối tuần. Thậm chí ngay cả khi sự kiện đó không như mong đợi, kí ức về trải nghiệm đó cũng sẽ trở nên tích cực hơn theo thời gian. Còn mua đồ vật thì ngược lại.

Đừng trượt dài trên vết xe đổ đó.

Khi bạn có được thứ gì đó vượt trội hẳn so với những tài sản hiện tại của bạn. Bạn sẽ cảm thấy mọi thứ khác dường như là cũ rích, nhàm chán, tồi tàn. Vì vậy, bạn thay đổi. Bạn thay đổi ngày càng nhiều chỉ để phù hợp với một cái duy nhất.

Một khi bạn đã chìm đắm trong việc tìm kiếm cái tốt hơn, bạn sẽ không thể dừng lại cho đến khi mọi thứ trong thật hoàn hảo. Nghe có vẻ tốt nhỉ .... cho đến khi bạn nhận ra rằng những gì bạn muốn không phải là thứ bạn cần. Những thứ mới mẻ này cuối cùng cùng trở nên cũ kĩ và nhàm chán.

Lỗi không phải là ở Hiệu ứng Diderot. Nhưng chỉ vì một điều không phải là lỗi của bạn không có nghĩa là bạn không thể làm gì với nó. Nếu bạn đang xem xét thay đổi một điều gì đó trong cuộc sống của mình, hãy nhớ rằng sẽ có điều gì khác nếu sự thay đổi không làm cuộc sống bạn tốt hơn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại